Thời điểm lây nhiễm cao nhất của bệnh quai bị

Con trai tôi vừa mắc bệnh quai bị dù cháu đã tiêm phòng vaccine đầy đủ. Xin hỏi cháu có cần cách ly với trẻ khác trong nhà hay không?

Con trai tôi vừa mắc bệnh quai bị dù cháu đã tiêm phòng vaccine đầy đủ. Xin hỏi cháu có cần cách ly với trẻ khác trong nhà hay không?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)

Bệnh quai bị do virus gây ra, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt tập trung ở trẻ từ 6 đến 10 tuổi.

Quai bị rất dễ lây qua đường hô hấp, khi nước bọt của người nhiễm bệnh phát tán ra ngoài không khí khi nói chuyện, ho, hắt hơi.

Nếu trong nhà có người bị quai bị, bạn và người khác nên tránh tiếp xúc với người bệnh ít nhất 5 ngày sau khi họ xuất hiện triệu chứng hoặc tuyến nước bọt sưng lên, bởi đây là khoảng thời gian có nguy cơ lây nhiễm cao nhất.

Ngoài ra, nhắc nhở người bệnh, gia đình và chính mình cần:

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây
Thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt (như ăn thực phẩm lành mạnh, ngủ đủ giấc và vận động tích cực)
Tránh dùng chung các đồ vật có thể dính nước bọt, như chai nước hoặc cốc
Khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào như đồ chơi, tay nắm cửa, bàn, quầy

Đây là những bước quan trọng nhất bạn có thể làm để tránh bị bệnh và lây lan mầm bệnh cho người khác.

Vaccine MMR có thể giúp ngăn ngừa mắc quai bị, nhưng không phải tất cả. Nhiều người đã tiêm đầy đủ nhưng vẫn mắc quai bị và gặp biến chứng của bệnh.

Thực tế, những người đã được tiêm hai liều vaccine MMR có nguy cơ mắc bệnh quai bị thấp hơn khoảng 9 lần so với những người chưa được tiêm chủng nhưng có cùng mức độ phơi nhiễm với virus quai bị. Đặc biệt, những người này tiếp xúc gần, trong thời gian dài với người mắc bệnh.

Tuy nhiên, nếu một người đã được chủng ngừa quai bị, họ có thể sẽ bị bệnh ít nghiêm trọng hơn một người chưa được tiêm phòng. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên tiêm phòng đầy đủ.

Độc giả Ngọc Linh

Nguồn Znews: https://znews.vn/thoi-diem-lay-nhiem-cao-nhat-cua-benh-quai-bi-post1460809.html