Thời kỳ nào 'đêm không cần đóng cửa, ngoài đường không nhặt của rơi'?

Theo đánh giá của nhà bác học Lê Quý Đôn, đây là thời kỳ xã hội hưng thịnh, 'Đêm ngủ không cần đóng cửa, ngoài đường không nhặt của rơi'.

Mạc Thái Tông là một trong những minh quân trong sử Việt. Đánh giá về thời kỳ của ông, sử gia Lê Quý Đôn viết trong sách "Đại Việt thông sử" rằng: "Trong vài năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật nuôi tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm lại". Sách "Đại Việt Sử ký toàn thư" ghi nhận thời thịnh trị của Mạc Thái Tông: "Đêm ngủ không cần đóng cửa, ngoài đường không nhặt của rơi".

Mạc Thái Tông là một trong những minh quân trong sử Việt. Đánh giá về thời kỳ của ông, sử gia Lê Quý Đôn viết trong sách "Đại Việt thông sử" rằng: "Trong vài năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật nuôi tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm lại". Sách "Đại Việt Sử ký toàn thư" ghi nhận thời thịnh trị của Mạc Thái Tông: "Đêm ngủ không cần đóng cửa, ngoài đường không nhặt của rơi".

Khi mới lên ngôi, Mạc Thái Tông thấy trong nước nhiều trộm cướp, bèn ra lệnh cấm dân các xứ không được mang gươm giáo, dao nhọn và binh khí đi ngoài đường. Người trái lệnh sẽ bị trị tội. Từ đó, những người buôn bán chỉ đi tay không, không phải đem khí giới tự vệ. Trong khoảng mấy năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật chăn nuôi, tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm đếm. Mấy năm liền được mùa, nhân dân bốn trấn đều được yên ổn.

Khi mới lên ngôi, Mạc Thái Tông thấy trong nước nhiều trộm cướp, bèn ra lệnh cấm dân các xứ không được mang gươm giáo, dao nhọn và binh khí đi ngoài đường. Người trái lệnh sẽ bị trị tội. Từ đó, những người buôn bán chỉ đi tay không, không phải đem khí giới tự vệ. Trong khoảng mấy năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật chăn nuôi, tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm đếm. Mấy năm liền được mùa, nhân dân bốn trấn đều được yên ổn.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những vị trạng giỏi nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông từng từ chối tham gia khoa cử, mãi tới thời vua Mạc Thái Tông trị vì, gặp xã hội hưng thịnh, Nguyễn Bỉnh Khiêm mới ra ứng thí, làm quan cho nhà Mạc.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những vị trạng giỏi nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông từng từ chối tham gia khoa cử, mãi tới thời vua Mạc Thái Tông trị vì, gặp xã hội hưng thịnh, Nguyễn Bỉnh Khiêm mới ra ứng thí, làm quan cho nhà Mạc.

Mạc Thái Tông tên thật là Mạc Đăng Doanh. Ông là vua thứ hai của triều Mạc, con trai của thái Tổ Mạc Đăng Dung. Họ Mạc của ông có gốc tích từ vùng đất Hải Phòng ngày nay. Hiện nay, Hải Phòng có khu tưởng niệm vương triều Mạc.

Mạc Thái Tông tên thật là Mạc Đăng Doanh. Ông là vua thứ hai của triều Mạc, con trai của thái Tổ Mạc Đăng Dung. Họ Mạc của ông có gốc tích từ vùng đất Hải Phòng ngày nay. Hiện nay, Hải Phòng có khu tưởng niệm vương triều Mạc.

Đánh giá sự nghiệp chính trị cũng như đạo đức của Mạc Đăng Doanh, sử gia Phan Huy Chú viết: "Mạc Đăng Doanh tính khoan hậu giản dị. Ông giữ pháp độ, cấm hà khắc tàn bạo, ít việc tạp dịch, nhẹ thuế khóa. Bấy giờ được mùa, nhà no, người đủ, trong nước gọi thời ấy là trị bình...".

Đánh giá sự nghiệp chính trị cũng như đạo đức của Mạc Đăng Doanh, sử gia Phan Huy Chú viết: "Mạc Đăng Doanh tính khoan hậu giản dị. Ông giữ pháp độ, cấm hà khắc tàn bạo, ít việc tạp dịch, nhẹ thuế khóa. Bấy giờ được mùa, nhà no, người đủ, trong nước gọi thời ấy là trị bình...".

Theo sách “Đại Việt thông sử”, Mạc Thái Tông được xem là ông vua có nhiều đóng góp to lớn trong việc trị nước. Là người chú trọng khoa cử, đều đặn 3 năm, ông mở một khoa thi để tuyển chọn người tài. Nguyễn Thiến, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Hoàng Sầm là 4 vị trạng nguyên thi đỗ dưới triều Mạc.

Theo sách “Đại Việt thông sử”, Mạc Thái Tông được xem là ông vua có nhiều đóng góp to lớn trong việc trị nước. Là người chú trọng khoa cử, đều đặn 3 năm, ông mở một khoa thi để tuyển chọn người tài. Nguyễn Thiến, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Hoàng Sầm là 4 vị trạng nguyên thi đỗ dưới triều Mạc.

Theo Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/thoi-ky-nao-dem-khong-can-dong-cua-ngoai-duong-khong-nhat-cua-roi-1450530.html