Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức 'Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại Khu di tích Phủ Dầy (huyện Vụ Bản) và Phủ Quảng Cung (huyện Ý Yên), với sự tham gia của nhiều thanh đồng đến từ nhiều tỉnh, thành cả nước. Đây là dịp để các thanh đồng giao lưu, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu; giới thiệu những giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đến với nhân dân, du khách thập phương.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là một hình thức thờ cúng người Mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi được hình thành trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Nữ thần. Từ thế kỷ XVI, tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân.
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt phân bố ở nhiều địa phương trong cả nước. Tỉnh Nam Định được xem là một trong những trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu, là nơi lưu giữ sự tích về những lần giáng thế của Mẫu như: Phủ Dầy, Phủ Nấp và khoảng 600 nơi thờ cúng thánh Mẫu.
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt thể hiện truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn. Điều này được biểu hiện cụ thể qua hệ thống các vị thần trong điện thần Tam phủ với khoảng 70 vị thần; trong đó có nhiều vị vốn là những nhân vật lịch sử, được thánh hóa như: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Tướng quân Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Xí… Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt có tính “mở” nên mọi người đều có thể tham gia, không phân biệt xu hướng chính trị, tôn giáo, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!