Tiểu thừa và Đại thừa trong Phật giáo

Phật giáo cũng được phân ra thành hai cấp bậc chính là Tiểu thừa và Đại thừa, hiện giờ mọi người thường gọi là Nam truyền và Bắc truyền.

Như người tu học phân thành người tới trước và người tới sau, người ở thế hệ trước có thể chưa đạt được quả vị cao nhất nhưng họ có đủ khả năng để kèm cặp những người ở thế hệ đến sau. Giống như các môn học thuật ở thế gian, ví như người tốt nghiệp phổ thông thì có đủ khả năng kèm dạy các lớp vỡ lòng, tiểu học...

 Ảnh minh họa chụp tượng Phật ở một ngôi chùa Thái Lan.

Ảnh minh họa chụp tượng Phật ở một ngôi chùa Thái Lan.

Nhưng để phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của con người, giúp công việc đạt được hiệu quả tối đa thì họ cần phải học lên các lớp có trình độ cao hơn nữa. Từ đó mà trình độ học vấn ở thế gian thường phân ra thành hai cấp bậc là sơ cấp và cao cấp, tương tự vậy trong Phật giáo cũng được phân ra thành hai cấp bậc chính là Tiểu thừa và Đại thừa, hiện giờ mọi người thường gọi là Nam truyền và Bắc truyền.

Sự phân cấp này chủ yếu là do tính chất của việc truyền đạo, khi đức Phật mới truyền đạo thì không thể nói pháp chân thật liễu nghĩa cho mọi người được mà cần phải dùng phương tiện để dẫn dắt chúng sinh từ từ, nên từ đó mới có Tiểu thừa và Đại thừa.

Như trong kinh Niệm Phật Ba La Mật có thuyết:

Khi ấy, ngài Quán Thế Âm Đại Bồ tát liền từ bảo tòa đứng dậy, trịch áo bày vai phải, cung kính nhiều quanh đức.

Phật ba vòng. Rồi ngài hướng về hoàng hậu Vi Đề Hy mà bảo rằng:

Nay tôi nương uy thần vô hạn của đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn và tùy thuận Bản nguyện lực vô biên vô lượng của đức Phật A Di Đà mà tuyên dương năng lực vô cùng tận của danh hiệu Phật, tức là pháp môn Niệm Phật Tam muội.

Này Vi Đề Hy, hãy nhận rõ như thế này, đừng rơi vào nghi lâm nữa.

Đúng như con vừa mới trình bày, Tứ niệm xứ là pháp diệt khổ, là pháp đối trị tham dục, ưu bi khổ não, là pháp đắc Niết bàn vắng lặng. Còn pháp Niệm Phật Tam muội lại là pháp thành Phật, là pháp chứng Vô thượng giác, là pháp thâm nhập cảnh giới bất tư nghị của chư Phật, là pháp mở bày tỏ ngộ tri kiến Như Lai, là pháp cứu độ tất cả mọi chúng sinh, là pháp siêu việt trên hết thảy hí luận cùng thiên kiến của nhị thừa. Tại sao vậy?

Trước đây, Đức Thế Tôn vì những người ghê sợ hiểm nạn sinh tử mà nói pháp Tứ niệm xứ, Chính niệm tinh tấn nhiếp phục tham sân si, để thoát khổ và đắc A-la-hán. Nay vì những người tín ngưỡng, khát khao quả vị Bồ đề chí hướng mong cầu Phật đạo, phát khởi đại bi tâm mà thực hành hạnh nguyện Bồ tát thì Đức Thế Tôn chỉ dạy pháp môn Niệm Phật Tam muội.

Thích Hiền Thạnh/Thái Hà Books và NXB Lao Động

Nguồn Znews: https://znews.vn/tieu-thua-va-dai-thua-trong-phat-giao-post1480427.html