Tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu lực, hiệu quả và hiệu năng
Theo đại biểu Quốc hội, các Luật liên quan đến tổ chức bộ máy đáp ứng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng.
![Đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_13_181_51470195/13e1406971279879c136.jpg)
Đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội.
Nhiều ý kiến cho rằng, Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã bám sát theo yêu cầu, định hướng của Trung ương, Bộ Chính, trị, thể hiện rõ tư duy đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, kiến tạo phát triển.
Điểm mới của 2 dự án Luật này là tập trung sửa đổi thẩm quyền cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương, thực hiện cơ chế phân cấp, phân quyền và ủy quyền. Theo đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, đây là cơ chế để giải quyết hiệu quả các nút thắt hiện nay, bởi không phân cấp, trao quyền sẽ khó cho cơ quan thực thi cấp dưới.
Tuy nhiên, để phân cấp được hiệu quả, cần gắn với trao quyền. Luật không nên quy định cụ thể, chi tiết cách thức thực hiện, mà chỉ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc, yêu cầu khi trao quyền cho địa phương, còn việc thực hiện như thế nào do địa phương thực hiện.
![Đại biểu Nguyễn Hải Trung. Ảnh: ITN.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_13_181_51470195/9cabca23fb6d12334b7c.jpg)
Đại biểu Nguyễn Hải Trung. Ảnh: ITN.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Hải Trung – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, phân cấp, phân quyền cần gắn liền với công khai, minh bạch, giám sát, kiểm soát, tránh lạm dụng quyền lực.
Cùng với đó, không nên quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện, chỉ nên quy định về quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc. Bởi phương pháp thực hiện phụ thuộc vào tư duy của mỗi người, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang đề cao tinh thần dám nghĩ, dám làm.
Nhiều đại biểu cũng đề nghị làm rõ hơn về cơ chế phân cấp, phân quyền, ủy quyền, điều kiện thực hiện quyền lực, trong đó quy định nhiệm vụ nào có thể phân quyền thì phân quyền ngay cho địa phương, bởi phân cấp được quy định trong luật, nhưng phân quyền lại được quy định trong các văn bản dưới luật.
![Đại biểu Lê Quân.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_13_181_51470195/9743cfcbfe8517db4e94.jpg)
Đại biểu Lê Quân.
Đại biểu Lê Quân – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội đề nghị nới rộng cơ chế phân cấp và ủy quyền, giúp tháo gỡ và giảm thủ tục hành chính.
Đại biểu nêu thực tế, các vướng mắc xảy ra nhiều nhất là các địa phương hỏi bộ ngành, do đó cần phân cấp nhiều hơn cho chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh; cấp tỉnh có quyền được phân cấp nhiều hơn cho cấp sở, ngành và cấp huyện.
Bên cạnh bổ sung quy định phân cấp cho các thủ trưởng đơn vị trực thuộc, có thể phân cấp cho các tổ chức đáp ứng được yêu cầu và ủy quyền cho các cá nhân đáp ứng được yêu cầu...