Tinh xảo nghề đậu bạc ở làng Định Công

Nghề đậu bạc ở làng Định Công (Hà Nội) có từ thế kỷ thứ VII, thời Tiền Lý, là một trong những nghề tinh hoa của kinh thành Thăng Long.

Đậu bạc tức là kéo bạc đã nung chảy thành những sợi chỉ bạc, rồi từ những sợi chỉ này chuyển thành những hình hoa lá, chim muông gắn vào những đồ trang sức. Đậu phải làm thủ công chứ không thể bằng máy. Gia đình nghệ nhân Quách Văn Hiểu - Quách Tuấn Tú ở Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) là một trong ít nhà còn duy trì nghề truyền thống của làng nghề đậu bạc Định Công.

Đậu bạc tức là kéo bạc đã nung chảy thành những sợi chỉ bạc, rồi từ những sợi chỉ này chuyển thành những hình hoa lá, chim muông gắn vào những đồ trang sức. Đậu phải làm thủ công chứ không thể bằng máy. Gia đình nghệ nhân Quách Văn Hiểu - Quách Tuấn Tú ở Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) là một trong ít nhà còn duy trì nghề truyền thống của làng nghề đậu bạc Định Công.

Gia đình nghệ nhân đã có 5 đời làm nghề đậu bạc. Để đào tạo được một người thợ đậu bạc lành nghề phải mất 3-5 năm. Nghệ nhân Quách Văn Hiểu đang truyền dạy kỹ thuật đậu bạc cho cháu nội.

So với các làng nghề chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình), Châu Khê (Hải Dương), những sản phẩm ở Định Công có nét đặc trưng riêng và được làm hoàn toàn thủ công.

So với các làng nghề chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình), Châu Khê (Hải Dương), những sản phẩm ở Định Công có nét đặc trưng riêng và được làm hoàn toàn thủ công.

Từ những thỏi bạc, người thợ khéo léo kéo chúng thành các sợi bạc nhỏ mảnh như sợi chỉ rồi uốn, ghép, thành các chi tiết khác nhau. Sau đó, họ đem ghép các chi tiết đó thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

Từ những thỏi bạc, người thợ khéo léo kéo chúng thành các sợi bạc nhỏ mảnh như sợi chỉ rồi uốn, ghép, thành các chi tiết khác nhau. Sau đó, họ đem ghép các chi tiết đó thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

Sản phẩm đậu bạc đạt yêu cầu phải đậu đều tay, hàn nuột, không đọng vảy và các chi tiết hài hòa, cân xứng.

Sản phẩm đậu bạc đạt yêu cầu phải đậu đều tay, hàn nuột, không đọng vảy và các chi tiết hài hòa, cân xứng.

Để tạo nên sản phẩm có tính thẩm mỹ và giá trị sử dụng cao nghệ nhân phải đáp ứng được những yêu cầu sự khắt khe về kỹ thuật, đòi hỏi phải kiểm soát tốt mọi thao tác.

Để tạo nên sản phẩm có tính thẩm mỹ và giá trị sử dụng cao nghệ nhân phải đáp ứng được những yêu cầu sự khắt khe về kỹ thuật, đòi hỏi phải kiểm soát tốt mọi thao tác.

Những tác phẩm tinh xảo của người thợ đậu bạc Định Công.

Những tác phẩm tinh xảo của người thợ đậu bạc Định Công.

Công phu cầu kỳ nên mỗi sản phẩm kim hoàn của làng Định Công làm ra khó có thể lẫn với những sản phẩm của làng khác.

Công phu cầu kỳ nên mỗi sản phẩm kim hoàn của làng Định Công làm ra khó có thể lẫn với những sản phẩm của làng khác.

Thanh Huyền - Duy Phạm

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/tinh-xao-nghe-dau-bac-o-lang-dinh-cong-post1389644.tpo