TP.HCM: 50 năm vươn mình qua những công trình biểu tượng

Sau 50 năm thống nhất đất nước, TP.HCM đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa hàng đầu cả nước. Diện mạo đô thị ngày càng hiện đại, thể hiện rõ qua các công trình biểu tượng như hầm Thủ Thiêm, tòa nhà Landmark 81, tuyến metro số 1, Khu đô thị Thủ Thiêm...

Mỗi công trình không chỉ là điểm nhấn kiến trúc mà còn là minh chứng cho hành trình đô thị hóa, hội nhập và khát vọng vươn tầm khu vực của Thành phố.

Landmark 81 - biểu tượng vươn cao giữa TP.HCM. Là tòa nhà cao nhất Việt Nam và nằm trong top những tòa nhà cao nhất thế giới, Landmark 81 sừng sững bên bờ sông Sài Gòn như một biểu tượng hiện đại, năng động của TP.HCM. Với chiều cao ấn tượng 461,2 mét, công trình này không chỉ là niềm tự hào của kiến trúc Việt, mà còn là điểm đến hấp dẫn với trung tâm thương mại sang trọng, khách sạn cao cấp và đài quan sát SkyView cho tầm nhìn bao quát toàn Thành phố.

Landmark 81 - biểu tượng vươn cao giữa TP.HCM. Là tòa nhà cao nhất Việt Nam và nằm trong top những tòa nhà cao nhất thế giới, Landmark 81 sừng sững bên bờ sông Sài Gòn như một biểu tượng hiện đại, năng động của TP.HCM. Với chiều cao ấn tượng 461,2 mét, công trình này không chỉ là niềm tự hào của kiến trúc Việt, mà còn là điểm đến hấp dẫn với trung tâm thương mại sang trọng, khách sạn cao cấp và đài quan sát SkyView cho tầm nhìn bao quát toàn Thành phố.

Nhà ga T3 - cánh cửa mới cho bầu trời TP.HCM: Nhà ga hành khách T3 của Sân bay Tân Sơn Nhất là một công trình trọng điểm, đánh dấu bước chuyển mình cho hạ tầng giao thông hàng không Việt Nam. Với thiết kế hiện đại, công suất phục vụ lên đến 20 triệu hành khách/năm, ga T3 không chỉ góp phần giảm tải cho sân bay hiện hữu, mà còn mở ra trải nghiệm bay tiện nghi, nhanh chóng và đẳng cấp hơn cho người dân và du khách.

Nhà ga T3 - cánh cửa mới cho bầu trời TP.HCM: Nhà ga hành khách T3 của Sân bay Tân Sơn Nhất là một công trình trọng điểm, đánh dấu bước chuyển mình cho hạ tầng giao thông hàng không Việt Nam. Với thiết kế hiện đại, công suất phục vụ lên đến 20 triệu hành khách/năm, ga T3 không chỉ góp phần giảm tải cho sân bay hiện hữu, mà còn mở ra trải nghiệm bay tiện nghi, nhanh chóng và đẳng cấp hơn cho người dân và du khách.

Tuyến Metro số 1 - Nhịp thở mới của giao thông xanh. Di chuyển như con thoi giữa lòng Thành phố, tuyến Metro số 1 không chỉ là công trình hạ tầng hiện đại, mà còn hướng đến một tương lai giao thông xanh – sạch – tiện lợi. Với hành trình kết nối từ trung tâm Bến Thành đến Suối Tiên, Metro mở ra hy vọng về một TP.HCM bớt khói bụi, thân thiện hơn với môi trường, và nhẹ nhàng hơn trong từng nhịp di chuyển thường ngày.

Tuyến Metro số 1 - Nhịp thở mới của giao thông xanh. Di chuyển như con thoi giữa lòng Thành phố, tuyến Metro số 1 không chỉ là công trình hạ tầng hiện đại, mà còn hướng đến một tương lai giao thông xanh – sạch – tiện lợi. Với hành trình kết nối từ trung tâm Bến Thành đến Suối Tiên, Metro mở ra hy vọng về một TP.HCM bớt khói bụi, thân thiện hơn với môi trường, và nhẹ nhàng hơn trong từng nhịp di chuyển thường ngày.

Thủ Thiêm - tâm điểm đầu tư, trung tâm tài chính tương lai: Với quy mô hơn 650 ha ngay bên bờ sông Sài Gòn, Thủ Thiêm được quy hoạch trở thành trung tâm tài chính - thương mại mang tầm quốc tế. Hạ tầng hiện đại, kết nối trực tiếp Quận 1, cùng sự hiện diện của nhiều tập đoàn lớn khiến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Thủ Thiêm - tâm điểm đầu tư, trung tâm tài chính tương lai: Với quy mô hơn 650 ha ngay bên bờ sông Sài Gòn, Thủ Thiêm được quy hoạch trở thành trung tâm tài chính - thương mại mang tầm quốc tế. Hạ tầng hiện đại, kết nối trực tiếp Quận 1, cùng sự hiện diện của nhiều tập đoàn lớn khiến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

TP.HCM - tầm nhìn từ trên cao, nơi công nghệ hội tụ: Từ những góc nhìn trên cao, TP.HCM hiện lên như một đô thị sôi động, hiện đại và không ngừng chuyển mình. Không chỉ là trung tâm kinh tế năng động, thành phố đang thu hút nhiều tập đoàn công nghệ toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực bán dẫn và chip điện tử. Với vị trí chiến lược, nguồn nhân lực dồi dào và môi trường đầu tư cởi mở, TP.HCM đang từng bước trở thành điểm đến mới của ngành công nghệ cao trong khu vực. Ảnh: Đồng Giang

TP.HCM - tầm nhìn từ trên cao, nơi công nghệ hội tụ: Từ những góc nhìn trên cao, TP.HCM hiện lên như một đô thị sôi động, hiện đại và không ngừng chuyển mình. Không chỉ là trung tâm kinh tế năng động, thành phố đang thu hút nhiều tập đoàn công nghệ toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực bán dẫn và chip điện tử. Với vị trí chiến lược, nguồn nhân lực dồi dào và môi trường đầu tư cởi mở, TP.HCM đang từng bước trở thành điểm đến mới của ngành công nghệ cao trong khu vực. Ảnh: Đồng Giang

Hầm vượt sông Sài Gòn - Mạch ngầm kết nối cho những đổi thay: Để có được một TP.HCM hiện đại, kết nối mạch lạc như hôm nay, không thể không nhắc đến hầm vượt sông Sài Gòn - công trình giao thông ngầm đầu tiên tại Việt Nam, hoàn thành vào năm 2011. Là "huyết mạch" nối trung tâm Quận 1 với đô thị mới Thủ Thiêm, hầm không chỉ rút ngắn khoảng cách, mà còn mở ra không gian phát triển mới cho thành phố. Trong lòng đất, một công trình thầm lặng vẫn ngày đêm gắn kết đôi bờ.

Hầm vượt sông Sài Gòn - Mạch ngầm kết nối cho những đổi thay: Để có được một TP.HCM hiện đại, kết nối mạch lạc như hôm nay, không thể không nhắc đến hầm vượt sông Sài Gòn - công trình giao thông ngầm đầu tiên tại Việt Nam, hoàn thành vào năm 2011. Là "huyết mạch" nối trung tâm Quận 1 với đô thị mới Thủ Thiêm, hầm không chỉ rút ngắn khoảng cách, mà còn mở ra không gian phát triển mới cho thành phố. Trong lòng đất, một công trình thầm lặng vẫn ngày đêm gắn kết đôi bờ.

Cầu Sài Gòn - hệ thống kết nối huyết mạch của TP.HCM: Cầu Sài Gòn, bao gồm Cầu Sài Gòn 1 (hoàn thành năm 1968) và Cầu Sài Gòn 2 (khánh thành năm 2010), là một trong những công trình giao thông quan trọng nhất của TP.HCM. Với vai trò kết nối trung tâm thành phố với khu vực phía Đông, thành phố Thủ Đức. Nhờ vào thiết kế hiện đại và sự nâng cấp liên tục, Cầu Sài Gòn tiếp tục giữ vững vai trò là "cây cầu nối" chiến lược của hai Thành phố.

Cầu Sài Gòn - hệ thống kết nối huyết mạch của TP.HCM: Cầu Sài Gòn, bao gồm Cầu Sài Gòn 1 (hoàn thành năm 1968) và Cầu Sài Gòn 2 (khánh thành năm 2010), là một trong những công trình giao thông quan trọng nhất của TP.HCM. Với vai trò kết nối trung tâm thành phố với khu vực phía Đông, thành phố Thủ Đức. Nhờ vào thiết kế hiện đại và sự nâng cấp liên tục, Cầu Sài Gòn tiếp tục giữ vững vai trò là "cây cầu nối" chiến lược của hai Thành phố.

Cầu Phú Mỹ được hoàn thành vào năm 2009, là một trong những cây cầu hiện đại bắc qua sông Sài Gòn, kết nối Quận 2 với Quận 7. Với thiết kế độc đáo và kết cấu hiện đại, cầu Phú Mỹ không chỉ giảm tải giao thông cho các tuyến đường huyết mạch, mà còn tạo ra một điểm nhấn đặc biệt trong hệ thống hạ tầng giao thông của TP.HCM. Nhờ vào khả năng vận chuyển lớn và kết nối nhanh chóng, cầu Phú Mỹ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực phía Đông.

Cầu Phú Mỹ được hoàn thành vào năm 2009, là một trong những cây cầu hiện đại bắc qua sông Sài Gòn, kết nối Quận 2 với Quận 7. Với thiết kế độc đáo và kết cấu hiện đại, cầu Phú Mỹ không chỉ giảm tải giao thông cho các tuyến đường huyết mạch, mà còn tạo ra một điểm nhấn đặc biệt trong hệ thống hạ tầng giao thông của TP.HCM. Nhờ vào khả năng vận chuyển lớn và kết nối nhanh chóng, cầu Phú Mỹ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực phía Đông.

Đại lộ Nguyễn Văn Linh, một trong những tuyến đường huyết mạch của TP.HCM, được khởi công vào ngày 30 tháng 12 năm 1996 và chính thức hoàn thành vào ngày 30 tháng 12 năm 2007. Với tổng chiều dài gần 18 km, đại lộ này kết nối từ Quốc lộ 1 (huyện Bình Chánh) đến giao lộ Huỳnh Tấn Phát, bao gồm 10 cây cầu lớn, trong đó có các cầu Ông Lớn, Xóm Củi và Cần Giuộc .

Đại lộ Nguyễn Văn Linh, một trong những tuyến đường huyết mạch của TP.HCM, được khởi công vào ngày 30 tháng 12 năm 1996 và chính thức hoàn thành vào ngày 30 tháng 12 năm 2007. Với tổng chiều dài gần 18 km, đại lộ này kết nối từ Quốc lộ 1 (huyện Bình Chánh) đến giao lộ Huỳnh Tấn Phát, bao gồm 10 cây cầu lớn, trong đó có các cầu Ông Lớn, Xóm Củi và Cần Giuộc .

Đường Mai Chí Thọ kết nối giữa TP.HCM và Thủ Đức, từ đường nay có thể kết nối với hệ thống cao tốc TP.HCM - Long Thành.

Đường Mai Chí Thọ kết nối giữa TP.HCM và Thủ Đức, từ đường nay có thể kết nối với hệ thống cao tốc TP.HCM - Long Thành.

Thanh Tao

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/tphcm-50-nam-vuon-minh-qua-nhung-cong-trinh-bieu-tuong-d268691.html