Trải nghiệm nghệ thuật đóng ghe đua ở xứ Quảng

Ghe đua, hay thuyền đua là sản phẩm của nền văn hóa ghe bầu. Những chiếc ghe vốn là đặc trưng của vùng sông nước xứ Quảng Nam và Bình Định. Qua thời gian, những chiếc thuyền nan được thay bằng thuyền vỏ gỗ và ngư dân dần dần vươn ra khơi xa hơn.

 Người dân Quảng Nam một thời thịnh hành với nghề đóng thuyền gỗ như ở Tam Thanh, Tam Hòa, Tam Hải, Tam Quang của huyện Núi Thành và một số làng ven biển Hội An, Duy Xuyên.

Người dân Quảng Nam một thời thịnh hành với nghề đóng thuyền gỗ như ở Tam Thanh, Tam Hòa, Tam Hải, Tam Quang của huyện Núi Thành và một số làng ven biển Hội An, Duy Xuyên.

 Những năm gần đây khi phát triển chinh phục biển cả bằng những chuyến xa bờ thì nghề đóng thuyền cũng ít dần, chủ yếu phát triển nghề đóng tàu lớn ở Tam Quang Núi Thành, Duy Xuyên.

Những năm gần đây khi phát triển chinh phục biển cả bằng những chuyến xa bờ thì nghề đóng thuyền cũng ít dần, chủ yếu phát triển nghề đóng tàu lớn ở Tam Quang Núi Thành, Duy Xuyên.

 Bào be thuyền, một công quan trọng của thân ghe (thuyền)...

Bào be thuyền, một công quan trọng của thân ghe (thuyền)...

 Đặc biệt việc này đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao mới làm được.

Đặc biệt việc này đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao mới làm được.

 Những người thợ đang hoàn thiện đáy thuyền. Thông thường, đáy thuyền thường được gia công bằng tôn để tránh ngấm nước.

Những người thợ đang hoàn thiện đáy thuyền. Thông thường, đáy thuyền thường được gia công bằng tôn để tránh ngấm nước.

 Khung thuyền được gia công rất chắc chắn, đảm bảo không bị hỏng trong lần đầu tiên sử dụng.

Khung thuyền được gia công rất chắc chắn, đảm bảo không bị hỏng trong lần đầu tiên sử dụng.

 Đua ghe miền sông nước là một nét văn hóa của người dân vùng biển đã tồn tại hàng trăm năm. Để được đọ sức thắng thua trong mỗi cuộc đua cần phải có những chiếc ghe đua vượt trội. Dù nghề đóng thuyền nhỏ không còn nhưng nghề đóng thuyền đua vẫn được duy trì ở một số địa phương. Công việc này đòi hỏi phải có tay nghề tinh xảo, cẩn thận từ mũi thuyền cho đến lái thuyền rồi lườn thuyền để làm sao khi chèo con thuyền lướt trên sóng…

Đua ghe miền sông nước là một nét văn hóa của người dân vùng biển đã tồn tại hàng trăm năm. Để được đọ sức thắng thua trong mỗi cuộc đua cần phải có những chiếc ghe đua vượt trội. Dù nghề đóng thuyền nhỏ không còn nhưng nghề đóng thuyền đua vẫn được duy trì ở một số địa phương. Công việc này đòi hỏi phải có tay nghề tinh xảo, cẩn thận từ mũi thuyền cho đến lái thuyền rồi lườn thuyền để làm sao khi chèo con thuyền lướt trên sóng…

 Chống đáy thuyền, tạo cho khung thuyền thêm chắc chắn. Đặc biệt ở chiếc thuyền đua là sức chịu lực và độ lướt sóng, điều này nhờ than thuyền (be ghe) được làm từ gỗ kiềng kiềng, ngoài loại gỗ này thì các loại gỗ khác không làm được thuyền đua.

Chống đáy thuyền, tạo cho khung thuyền thêm chắc chắn. Đặc biệt ở chiếc thuyền đua là sức chịu lực và độ lướt sóng, điều này nhờ than thuyền (be ghe) được làm từ gỗ kiềng kiềng, ngoài loại gỗ này thì các loại gỗ khác không làm được thuyền đua.

 Đáy thuyền (còn gọi là mê thuyền) cũng được làm khéo léo để làm sao sự tiếp xúc với mặt nước ít nhất, giảm ma sát tạo cho thuyền lướt nhanh hơn.

Đáy thuyền (còn gọi là mê thuyền) cũng được làm khéo léo để làm sao sự tiếp xúc với mặt nước ít nhất, giảm ma sát tạo cho thuyền lướt nhanh hơn.

 Khi công đoạn kỹ thuật đã xong, phần trang trí màu sắc cho chiếc thuyền đua cũng hết sức quan trọng.

Khi công đoạn kỹ thuật đã xong, phần trang trí màu sắc cho chiếc thuyền đua cũng hết sức quan trọng.

 Theo người dân xứ Quảng, truyền thống của nghề này trước đây chỉ đóng thuyền có chiều dài 10m, chở được 15 người nhưng nay đã có những chiếc dài 15m và chở được 25 người vẫn đạt được những yếu tố như là nhẹ và lướt.

Theo người dân xứ Quảng, truyền thống của nghề này trước đây chỉ đóng thuyền có chiều dài 10m, chở được 15 người nhưng nay đã có những chiếc dài 15m và chở được 25 người vẫn đạt được những yếu tố như là nhẹ và lướt.

Việt Trung

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/trai-nghiem-nghe-thuat-dong-ghe-dua-o-xu-quang-post296837.html