Triều đại nào ở nước ta có 39 khoa thi mà không có Trạng nguyên?

Triều đại này có tất cả 39 khoa thi. Tuy nhiên, sau hơn 13 đời vua Nguyễn, nước Việt vẫn chưa có ai đỗ Trạng nguyên.

1. Triều đại nào của nước ta không có Trạng nguyên?

icon

Nhà Trần

icon

Nhà Lê

icon

Nhà Nguyễn

Câu trả lời đúng là đáp án C: Từ khi ra đời đến lúc suy tàn, triều Nguyễn tổ chức được 39 khoa thi, có 293 người đỗ chánh bản (văn ban) và 10 người đỗ chánh bản (võ ban). Hiện nay, tại Văn Thánh Miếu còn hai dãy nhà bia với 32 tấm bia, khắc tên 293 vị tiến sĩ văn ban triều Nguyễn, bắt đầu từ khoa thi đầu tiên năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đến khoa thi cuối cùng vào năm Khải Định thứ 4 (1919). Tuy nhiên, sau 13 đời vua Nguyễn, nước Việt vẫn chưa có ai đỗ Trạng nguyên.

2. Chiếu theo thang điểm hiện nay, người đỗ trạng nguyên phải đạt mấy điểm?

icon

8,5

icon

9,0

icon

9,5

icon

10,0

Câu trả lời đúng là đáp án D: Chiếu theo thang điểm 10 hiện nay, những người đỗ trạng nguyên ngày xưa phải đạt 10 điểm; đạt 9 điểm đỗ bảng nhãn; 8 điểm đỗ thám hoa.

3. Triều đại nào định ra kỳ thi tam khôi đầu tiên để chọn trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa?

icon

Nhà Lý

icon

Nhà Trần

icon

Nhà Hồ

icon

Nhà Hậu Lê

Câu trả lời đúng là đáp án B: Nhà Trần định ra quy chế thi tam khôi để chọn trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa vào năm 1247.

4. Triều đại nào của nước ta có nhiều Trạng nguyên?

icon

icon

Trần

icon

icon

Hồ

Câu trả lời đúng là đáp án C: Triều Lê tổ chức được 104 khoa thi, có 1780 tiến sĩ và có 27 trạng nguyên.

5. Vua nào cho mở khoa thi tuyển chọn trạng nguyên đầu tiên?

icon

Lê Thánh Tông

icon

Lê Thái Tông

icon

Lê Nhân Tông

icon

Lê Hy Tông

Câu trả lời đúng là đáp án B: Lê Thái Tông là vị vua đầu tiên của nhà Hậu Lê cho mở khoa thi tuyển chọn trạng nguyên vào năm 1442.

6. Theo quy định thời phong kiến, ai không được dự thi?

icon

Tội phạm

icon

Đang để tang

icon

Con kép hát

icon

Cả 3 đối tượng trên

Câu trả lời đúng là đáp án D: Quy chế thi cử dưới thời phong kiến rất ngặt nghèo. Những người đang phải chịu tang, kẻ phạm tội hay con của kép hát đều không được dự thi.

7. Người đỗ trạng đầu tiên là ai?

icon

Nguyễn Trực

icon

Nguyễn Bỉnh Khiêm

icon

Nguyễn Nghiêu Tư

Câu trả lời đúng là đáp án A: Nguyễn Trực (1417 - 1474), hiệu là Hu Liêu, tự là Nguyễn Công Dĩnh, quê làng Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội). Ông đỗ đầu trong số đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ (tức trạng nguyên) năm 1442 đời vua Lê Thái Tông. Theo Việt Nam văn hóa sử cương của học giả Đào Duy Anh, sau khi đánh được quân Minh, lập nhà Hậu Lê, vua Lê Thái Tổ lưu tâm chấn chỉnh việc học. Ông mở khoa Minh kinh, bắt các quan văn võ từ tứ phẩm trở xuống thi kinh sử và vũ kinh, đồng thời khuyến khích những người sống ẩn dật trong chiến tranh ứng thí để chọn nhân tài. Tuy nhiên, đây chỉ là phương sách lâm thời sau cuộc loạn. Đến đời Lê Thánh Tông, triều đình mới noi theo chế độ nhà Trần mà chỉnh đốn việc học, mở rộng nhà Thái Học ở phía sau Văn Miếu. Vua định lại phép thi hương, hội, đình và đặt lệ 3 năm mở một khoa thi. Năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ trong Văn Miếu, khắc tên những người đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442. Nguyễn Trực là trạng nguyên đầu tiên của nhà Hậu Lê, đồng thời là người đầu tiên có tên trên văn bia. Năm 1434, Nguyễn Trực tham gia kỳ thi Hương và đỗ đầu khi mới 17 tuổi. Năm 1442, ông thi Đình, đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ Đệ nhất danh (Trạng nguyên). Ông được nhà vua ban sắc “Quốc Tử Giám thi thư” và ban thưởng Á Liệt Khanh, đứng đầu trong số 33 tiến sĩ cùng khóa. Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, vua ban mũ áo Trạng nguyên cho người đỗ cao nhất. Vua Lê Thái Tông rất tán thưởng vị tiến sĩ trẻ tuổi.

8. Ai là vị Trạng nguyên cuối cùng của các triều đại phong kiến ở Việt Nam?

icon

Nguyễn Bỉnh Khiêm

icon

Trịnh Huệ

icon

Lê Quý Đôn

icon

Lê Văn Thịnh

Câu trả lời đúng là đáp án B: Trịnh Huệ hay Trịnh Tuệ (1704 - ?) quê ở Biện Thượng, nay là xã Vĩnh Hùng (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Ông được xem là vị Trạng nguyên cuối cùng trong giai đoạn thi cử Nho học của Việt Nam. Theo sách Kim Giám Thực Lục và Kim Giám Tục Biên, Trịnh Huệ là cháu 5 đời của chúa Trịnh Tùng. Gia đình ông đều có nhiều người đỗ đạt làm quan. Năm Bính Thìn (1736), ông đỗ đầu kỳ thi Hội. Vào đến kỳ thi Đình, ông cũng đỗ đầu và trở thành Trạng nguyên dưới thời vua Lê Ý Tông. Về sau, ông làm tới chức Tham tụng Thượng thư bộ Hình, tước Quận Công. Tuy nhiên, con đường công danh của ông gặp nhiều trắc trở, không phát huy được hết tài năng. Cuối đời, ông về dạy học ở chân núi Voi (thôn Thọ Sơn, xã Bất Quần) và qua đời tại đây. Năm mất của ông không được sử sách ghi lại.

9. Tỉnh nào có nhiều trạng nguyên nhất?

icon

Thái Bình

icon

Hà Nội

icon

Nghệ An

icon

Bắc Ninh

Câu trả lời đúng là đáp án D: Tính từ kỳ thi đầu tiên lấy trạng nguyên (năm 1247) đến kỳ thi cuối cùng (1736), Bắc Ninh là tỉnh có nhiều người đỗ trạng nguyên nhất trong lịch sử khoa bảng nước ta, với 13 người.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/trieu-dai-nao-o-nuoc-ta-co-39-khoa-thi-ma-khong-co-trang-nguyen-post1532525.tpo