Trung Quốc tham vọng thay thế Nga trở thành cường quốc Bắc Cực

Trung Quốc quyết tâm trở thành một cường quốc Bắc Cực trong tương lai không xa, thậm chí thách thức vai trò của Nga.

Trung Quốc đang tìm cách hiện thực hóa tham vọng địa chính trị của mình bằng cách thiết lập sự hiện diện lâu dài ở các vùng cực, trước mắt là trở thành cường quốc Bắc Cực khi tiến hành những hoạt động đa dạng ở khu vực này.

Trung Quốc đang tìm cách hiện thực hóa tham vọng địa chính trị của mình bằng cách thiết lập sự hiện diện lâu dài ở các vùng cực, trước mắt là trở thành cường quốc Bắc Cực khi tiến hành những hoạt động đa dạng ở khu vực này.

Theo thống kê, hiện tại Trung Quốc có 4 trạm nghiên cứu đặt tại Nam Cực và một trạm khác đang được xây dựng. Ngoài ra họ còn có trạm đặt tại Spitsbergen từ năm 2004 và đến năm 2018, một trung tâm nghiên cứu khác đã đi vào hoạt động ở Iceland.

Theo thống kê, hiện tại Trung Quốc có 4 trạm nghiên cứu đặt tại Nam Cực và một trạm khác đang được xây dựng. Ngoài ra họ còn có trạm đặt tại Spitsbergen từ năm 2004 và đến năm 2018, một trung tâm nghiên cứu khác đã đi vào hoạt động ở Iceland.

Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc đang tìm kiếm chỗ đứng để tiếp cận với các mỏ khoáng sản, tuyến đường vận tải và nguồn năng lượng giàu có ở Bắc Cực. Tất cả những cơ hội này trở nên sẵn có hơn khi băng tan chảy nhanh chóng.

Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc đang tìm kiếm chỗ đứng để tiếp cận với các mỏ khoáng sản, tuyến đường vận tải và nguồn năng lượng giàu có ở Bắc Cực. Tất cả những cơ hội này trở nên sẵn có hơn khi băng tan chảy nhanh chóng.

Trong bốn thập kỷ qua, băng ở Bắc Cực đã tan chảy với tốc độ trung bình nhanh gấp 4 lần so với bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh và Trung Quốc đang tận dụng tối đa lợi thế của các tuyến đường đánh cá và thương mại hàng hải do biến đổi khí hậu mở ra.

Trong bốn thập kỷ qua, băng ở Bắc Cực đã tan chảy với tốc độ trung bình nhanh gấp 4 lần so với bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh và Trung Quốc đang tận dụng tối đa lợi thế của các tuyến đường đánh cá và thương mại hàng hải do biến đổi khí hậu mở ra.

Trong tài liệu về Bắc Cực năm 2018, Trung Quốc tuyên bố mình là một "quốc gia cận Bắc Cực", yêu cầu được đối xử thích hợp theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển và Hiệp ước Svalbard.

Trong tài liệu về Bắc Cực năm 2018, Trung Quốc tuyên bố mình là một "quốc gia cận Bắc Cực", yêu cầu được đối xử thích hợp theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển và Hiệp ước Svalbard.

Giống như các thành viên NATO và Nga, Trung Quốc khẳng định họ có quyền tự do hàng hải và hàng không, nghiên cứu khoa học, đánh bắt cá, đặt dây cáp và khai thác tài nguyên ngoài khơi các vùng biển thuộc Bắc Cực.

Giống như các thành viên NATO và Nga, Trung Quốc khẳng định họ có quyền tự do hàng hải và hàng không, nghiên cứu khoa học, đánh bắt cá, đặt dây cáp và khai thác tài nguyên ngoài khơi các vùng biển thuộc Bắc Cực.

Giờ đây các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định được 13 cảng của Nga mà họ có thể sử dụng để tiếp cận Bắc Cực, dựa trên điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, vận tải hàng hóa, tổ chức công việc và vị trí địa lý.

Giờ đây các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định được 13 cảng của Nga mà họ có thể sử dụng để tiếp cận Bắc Cực, dựa trên điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, vận tải hàng hóa, tổ chức công việc và vị trí địa lý.

Các công ty Trung Quốc đã hiện diện ở hầu hết những cảng nói trên. Một ví dụ là Tập đoàn Poly đã đầu tư khoảng 300 triệu USD vào cơ sở hạ tầng khai thác than ngoài khơi Murmansk và hiện đang lên kế hoạch xây dựng một cảng nước sâu ở Arkhangelsk.

Các công ty Trung Quốc đã hiện diện ở hầu hết những cảng nói trên. Một ví dụ là Tập đoàn Poly đã đầu tư khoảng 300 triệu USD vào cơ sở hạ tầng khai thác than ngoài khơi Murmansk và hiện đang lên kế hoạch xây dựng một cảng nước sâu ở Arkhangelsk.

Trung Quốc mô tả Bắc Cực là một trong những "biên giới chiến lược mới" khi nước này đặt mục tiêu trở thành một "cường quốc vùng cực" vào năm 2030, bằng cách đầu tư mở rộng hạm đội tàu phá băng và sự hiện diện của hải quân trong khu vực.

Trung Quốc mô tả Bắc Cực là một trong những "biên giới chiến lược mới" khi nước này đặt mục tiêu trở thành một "cường quốc vùng cực" vào năm 2030, bằng cách đầu tư mở rộng hạm đội tàu phá băng và sự hiện diện của hải quân trong khu vực.

Moskva ban đầu không đặc biệt hào hứng với kế hoạch của Bắc Kinh đó là tiến vào vùng đất băng giá này thông qua Tuyến đường biển phía Bắc, chạy dọc theo bờ biển Bắc Cực của Nga.

Moskva ban đầu không đặc biệt hào hứng với kế hoạch của Bắc Kinh đó là tiến vào vùng đất băng giá này thông qua Tuyến đường biển phía Bắc, chạy dọc theo bờ biển Bắc Cực của Nga.

Nguyên nhân bắt nguồn từ việc Nga đang triển khai một lực lượng đáng kể ở đó để duy trì an ninh của mình, bao gồm cả hạm đội tàu ngầm hạt nhân. Nhưng cuộc xung đột ở Ukraine dường như đã thay đổi rất nhiều.

Nguyên nhân bắt nguồn từ việc Nga đang triển khai một lực lượng đáng kể ở đó để duy trì an ninh của mình, bao gồm cả hạm đội tàu ngầm hạt nhân. Nhưng cuộc xung đột ở Ukraine dường như đã thay đổi rất nhiều.

Người bạn lớn của Nga, trong tình thế Moskva hiện đang bị cô lập với phần còn lại của thế giới, chính là Trung Quốc. Bắc Kinh không chỉ cung cấp tiền cho Nga từ việc nhập khẩu dầu mỏ mà còn đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng của nước này.

Người bạn lớn của Nga, trong tình thế Moskva hiện đang bị cô lập với phần còn lại của thế giới, chính là Trung Quốc. Bắc Kinh không chỉ cung cấp tiền cho Nga từ việc nhập khẩu dầu mỏ mà còn đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng của nước này.

Nhưng về lâu dài, mục tiêu rất tham vọng của Bắc Kinh là sử dụng Tuyến đường biển xuyên cực (TPS) qua Bắc Cực. Ưu điểm của tuyến đường nói trên là tàu thuyền di chuyển trong vùng biển quốc tế, không phải tuân theo quy định của những quốc gia Bắc Cực tương ứng.

Nhưng về lâu dài, mục tiêu rất tham vọng của Bắc Kinh là sử dụng Tuyến đường biển xuyên cực (TPS) qua Bắc Cực. Ưu điểm của tuyến đường nói trên là tàu thuyền di chuyển trong vùng biển quốc tế, không phải tuân theo quy định của những quốc gia Bắc Cực tương ứng.

Điển hình như trường hợp sử dụng Tuyến đường biển phương Bắc, tàu thuyền sẽ đi qua vùng biển mà Nga tuyên bố kiểm soát và đặt ra luật lệ. Trong khi đó nếu đi qua Hành lang Tây Bắc, sẽ vướng vùng lãnh thổ của Mỹ và một số quốc gia vùng cực khác.

Điển hình như trường hợp sử dụng Tuyến đường biển phương Bắc, tàu thuyền sẽ đi qua vùng biển mà Nga tuyên bố kiểm soát và đặt ra luật lệ. Trong khi đó nếu đi qua Hành lang Tây Bắc, sẽ vướng vùng lãnh thổ của Mỹ và một số quốc gia vùng cực khác.

Giới chuyên gia phân tích dự báo trong những năm tới, Trung Quốc có thể hoạt động tích cực hơn trong lĩnh vực này và thách thức các cường quốc đang tận dụng vị trí địa lý của mình để thống trị Bắc Cực. Trước hết, chúng ta đang nói về Mỹ và Nga.

Giới chuyên gia phân tích dự báo trong những năm tới, Trung Quốc có thể hoạt động tích cực hơn trong lĩnh vực này và thách thức các cường quốc đang tận dụng vị trí địa lý của mình để thống trị Bắc Cực. Trước hết, chúng ta đang nói về Mỹ và Nga.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/trung-quoc-tham-vong-thay-the-nga-tro-thanh-cuong-quoc-bac-cuc-post566812.antd