Ukraine nhận IRIS-T SLM: Chiến đấu cơ Nga có nguy cơ 'nằm đất'?

Đức đang cân nhắc, xem xét việc cung cấp cho Ukraine tổ hợp tên lửa phòng không tiên tiến IRIS-T SLM để chống lại các chiến đấu cơ hiện đại của Nga.

Theo Reuters và nhật báo Đức Bild, chính quyền Berlin hiện đang cân nhắc xem xét cung cấp cho Ukraine hệ thống tên lửa không đối đất (SAM) tối tân IRIS-T SLS. Nhà sản xuất Diehl Defense tuyên bố, tên lửa dẫn đường IRIS-T SLS có thể bắn trúng mục tiêu cách xa hơn 40km, ở độ cao hơn 12 km.

Theo Reuters và nhật báo Đức Bild, chính quyền Berlin hiện đang cân nhắc xem xét cung cấp cho Ukraine hệ thống tên lửa không đối đất (SAM) tối tân IRIS-T SLS. Nhà sản xuất Diehl Defense tuyên bố, tên lửa dẫn đường IRIS-T SLS có thể bắn trúng mục tiêu cách xa hơn 40km, ở độ cao hơn 12 km.

Hãng tin Melnick của Đức thậm chí khẳng định rằng, IRIS-T SLS cho Ukraine sẽ được sản xuất trong mùa hè này và giao cho chính quyền Kiev vào khoảng tháng 10, tháng 11/2022. Ukraine cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc mua thêm các hệ thống SAM này trong những năm tới.

Hãng tin Melnick của Đức thậm chí khẳng định rằng, IRIS-T SLS cho Ukraine sẽ được sản xuất trong mùa hè này và giao cho chính quyền Kiev vào khoảng tháng 10, tháng 11/2022. Ukraine cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc mua thêm các hệ thống SAM này trong những năm tới.

Hệ thống này được cho là sẽ bổ sung những khả năng rất cần thiết vào kho vũ khí phòng không cũ kỹ từ thời Liên Xô mà Ukraine đã sử dụng để ngăn chặn Nga đạt được quyền kiểm soát trên không (Ảnh: tổ hợp IRIS-T SLM bên phải có tính năng cao hơn IRIS-T SLS bên trái).

Hệ thống này được cho là sẽ bổ sung những khả năng rất cần thiết vào kho vũ khí phòng không cũ kỹ từ thời Liên Xô mà Ukraine đã sử dụng để ngăn chặn Nga đạt được quyền kiểm soát trên không (Ảnh: tổ hợp IRIS-T SLM bên phải có tính năng cao hơn IRIS-T SLS bên trái).

Hệ thống IRIS-T SLS sử dụng tên lửa đất đối không được phát triển dựa trên tên lửa không đối không IRIS-T. IRIS-T là một chương trình do Đức lãnh đạo nhằm phát triển tên lửa không đối không tầm ngắn đến tầm trung để thay thế cho AIM-9 Sidewinder của Mỹ. (Ảnh: IRIS-T so với AIM-9 Sidewinder tại cuộc thử nghiệm của Đức ở Căn cứ Không quân Manching).

Hệ thống IRIS-T SLS sử dụng tên lửa đất đối không được phát triển dựa trên tên lửa không đối không IRIS-T. IRIS-T là một chương trình do Đức lãnh đạo nhằm phát triển tên lửa không đối không tầm ngắn đến tầm trung để thay thế cho AIM-9 Sidewinder của Mỹ. (Ảnh: IRIS-T so với AIM-9 Sidewinder tại cuộc thử nghiệm của Đức ở Căn cứ Không quân Manching).

Hệ thống gắn trên xe tải có radar đa chức năng, khả năng theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc và được thiết kế để tấn công máy bay ném bom chiến lược, máy bay chiến đấu, trực thăng, tên lửa chống bức xạ, tên lửa hành trình, bom dẫn đường, máy bay không người lái và tên lửa tấn công mặt đất.

Hệ thống gắn trên xe tải có radar đa chức năng, khả năng theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc và được thiết kế để tấn công máy bay ném bom chiến lược, máy bay chiến đấu, trực thăng, tên lửa chống bức xạ, tên lửa hành trình, bom dẫn đường, máy bay không người lái và tên lửa tấn công mặt đất.

IRIS-T SLM, với khả năng cơ động cực nhanh trên đường, khả năng triển khai nhanh, cùng với các cảm biến và tên lửa hiện đại, có vẻ như là một lựa chọn tốt cho các lực lượng Ukraine. Nó được các chuyên gia phương Tây đánh giá là có tính năng tương đương với tổ hợp SA-11 Buk-M2 của Nga, hỗ trợ đắc lực cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.

IRIS-T SLM, với khả năng cơ động cực nhanh trên đường, khả năng triển khai nhanh, cùng với các cảm biến và tên lửa hiện đại, có vẻ như là một lựa chọn tốt cho các lực lượng Ukraine. Nó được các chuyên gia phương Tây đánh giá là có tính năng tương đương với tổ hợp SA-11 Buk-M2 của Nga, hỗ trợ đắc lực cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.

Diehl Defense cho biết, IRIS-T SLS có khả năng bảo vệ 360 độ và yêu cầu kíp xạ thủ nhỏ “nhờ mức độ tự động hóa cao, cấu trúc hệ thống linh hoạt, khả năng mạng và tính cơ động chiến thuật và chiến lược cao. Nếu được sở hữu, Ukraine sẽ có một trong những hệ thống phòng không có khả năng tốt nhất về phạm vi và độ cao.

Diehl Defense cho biết, IRIS-T SLS có khả năng bảo vệ 360 độ và yêu cầu kíp xạ thủ nhỏ “nhờ mức độ tự động hóa cao, cấu trúc hệ thống linh hoạt, khả năng mạng và tính cơ động chiến thuật và chiến lược cao. Nếu được sở hữu, Ukraine sẽ có một trong những hệ thống phòng không có khả năng tốt nhất về phạm vi và độ cao.

Tờ Bild đưa tin, Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU) muốn có 10 hệ thống như vậy. Tuy nhiên, số lượng hệ thống đó sẽ phải mất ba đến bốn năm để sản xuất. Tuy nhiên, trước hết, chính quyền Kiev phải được nội các an ninh Đức chấp thuận việc chuyển giao và được Quốc hội Đức phê duyệt.

Tờ Bild đưa tin, Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU) muốn có 10 hệ thống như vậy. Tuy nhiên, số lượng hệ thống đó sẽ phải mất ba đến bốn năm để sản xuất. Tuy nhiên, trước hết, chính quyền Kiev phải được nội các an ninh Đức chấp thuận việc chuyển giao và được Quốc hội Đức phê duyệt.

Bild đưa tin, bất kỳ thỏa thuận rõ ràng nào về việc gửi hệ thống IRIS-T SLS tới Ukraine đều phải mất ít nhất vài tuần để được Đức phê duyệt và hệ thống đầu tiên có thể được gửi tới Ukraine vào tháng11. Sau khi được cấp phép, Ukraine có thể triển khai công tác huấn luyện hệ thống này ở Đức.

Bild đưa tin, bất kỳ thỏa thuận rõ ràng nào về việc gửi hệ thống IRIS-T SLS tới Ukraine đều phải mất ít nhất vài tuần để được Đức phê duyệt và hệ thống đầu tiên có thể được gửi tới Ukraine vào tháng11. Sau khi được cấp phép, Ukraine có thể triển khai công tác huấn luyện hệ thống này ở Đức.

Ngoài hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T SLS, vào đầu tháng 7, Đức sẽ chuyển giao cho Ukraine 7 xe thiết giáp lựu pháo tự hành PzH-2000 SP và 15 xe thiết giáp gắn pháo phòng không Gepards, cùng với gần 60.000 viên đạn. Cùng với việc chuyển giao vũ khí, sẽ có sự hỗ trợ huấn luyện của Quân đội Đức.

Ngoài hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T SLS, vào đầu tháng 7, Đức sẽ chuyển giao cho Ukraine 7 xe thiết giáp lựu pháo tự hành PzH-2000 SP và 15 xe thiết giáp gắn pháo phòng không Gepards, cùng với gần 60.000 viên đạn. Cùng với việc chuyển giao vũ khí, sẽ có sự hỗ trợ huấn luyện của Quân đội Đức.

Gepard (tiếng Đức có nghĩa là "Con báo") là một xe thiết giáp phòng không, được trang bị hai khẩu pháo 35 mm, có thể tiêu diệt máy bay chiến đấu bay thấp và trực thăng ở độ cao lên đến 3.500 mét (11.500 feet); cùng với đó là các mục tiêu mặt đất có độ kiên cố không cao.

Gepard (tiếng Đức có nghĩa là "Con báo") là một xe thiết giáp phòng không, được trang bị hai khẩu pháo 35 mm, có thể tiêu diệt máy bay chiến đấu bay thấp và trực thăng ở độ cao lên đến 3.500 mét (11.500 feet); cùng với đó là các mục tiêu mặt đất có độ kiên cố không cao.

Gepard được phát triển vào năm 1976 và chiếc cuối cùng đã bị quân đội Đức cho ngừng hoạt động vào năm 2012. Hiện trong kho lưu trữ của còn khoảng 50 chiếc loại này. Các xe lưu kho muốn hoạt động trở lại phải được nhà sản xuất Krauss-Maffei Wegmann tân trang lại, sau đó mới được gửi tới Ukraine.

Gepard được phát triển vào năm 1976 và chiếc cuối cùng đã bị quân đội Đức cho ngừng hoạt động vào năm 2012. Hiện trong kho lưu trữ của còn khoảng 50 chiếc loại này. Các xe lưu kho muốn hoạt động trở lại phải được nhà sản xuất Krauss-Maffei Wegmann tân trang lại, sau đó mới được gửi tới Ukraine.

Tuy nhiên, loại thiết giáp phòng không này dễ bị tấn công bởi xe tăng chiến đấu, vì nó chỉ được trang bị pháo cỡ nòng tương đối nhỏ. Do đó, nó sẽ được sử dụng để bảo vệ "cơ sở hạ tầng quan trọng" ở Ukraine (ở phía sau) khỏi các cuộc tấn công của lực lượng hàng không Nga.

Tuy nhiên, loại thiết giáp phòng không này dễ bị tấn công bởi xe tăng chiến đấu, vì nó chỉ được trang bị pháo cỡ nòng tương đối nhỏ. Do đó, nó sẽ được sử dụng để bảo vệ "cơ sở hạ tầng quan trọng" ở Ukraine (ở phía sau) khỏi các cuộc tấn công của lực lượng hàng không Nga.

“Panzerhaubitze-2000” (PzH 2000) là một loại lựu pháo tự hành 155 mm của Đức do Krauss-Maffei Wegmann (KMW) và Rheinmetall phát triển cho Quân đội Đức. Theo tin cho biết, khoảng 60 binh sĩ Ukraine đã đến Đức vào đầu tháng 5 để tham gia khóa huấn luyện lựu pháo.

“Panzerhaubitze-2000” (PzH 2000) là một loại lựu pháo tự hành 155 mm của Đức do Krauss-Maffei Wegmann (KMW) và Rheinmetall phát triển cho Quân đội Đức. Theo tin cho biết, khoảng 60 binh sĩ Ukraine đã đến Đức vào đầu tháng 5 để tham gia khóa huấn luyện lựu pháo.

Nó là một trong những hệ thống pháo thông thường mạnh nhất thế giới hiện nay, với pháo Rheinmetall 155 mm L52, có có thể bắn trúng mục tiêu cách xa tới 40 km. Ngoài ra, PzH 2000 còn được trang bị một súng máy Rheinmetall MG3 7,62 mm để tiêu diệt bộ binh và các mục tiêu bay cỡ nhỏ.

Nó là một trong những hệ thống pháo thông thường mạnh nhất thế giới hiện nay, với pháo Rheinmetall 155 mm L52, có có thể bắn trúng mục tiêu cách xa tới 40 km. Ngoài ra, PzH 2000 còn được trang bị một súng máy Rheinmetall MG3 7,62 mm để tiêu diệt bộ binh và các mục tiêu bay cỡ nhỏ.

PzH 2000 có khả năng bắn tốc độ rất cao; ở chế độ bắn liên tục, nó có thể bắn ba phát trong chín giây, mười phát trong 56 giây và tùy thuộc vào độ nóng của nòng, bắn liên tục từ 10 đến 13 viên mỗi phút.

PzH 2000 có khả năng bắn tốc độ rất cao; ở chế độ bắn liên tục, nó có thể bắn ba phát trong chín giây, mười phát trong 56 giây và tùy thuộc vào độ nóng của nòng, bắn liên tục từ 10 đến 13 viên mỗi phút.

Trước đó, để giúp Ukraine chống lại chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, Đức cũng đã cung cấp cho Ukraine một số vũ khí khác bao gồm 500 tên lửa phòng không di động Stinger, vũ khí chống tăng Panzerfaust và một số lượng chưa xác định vũ khí cỡ nhỏ.

Trước đó, để giúp Ukraine chống lại chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, Đức cũng đã cung cấp cho Ukraine một số vũ khí khác bao gồm 500 tên lửa phòng không di động Stinger, vũ khí chống tăng Panzerfaust và một số lượng chưa xác định vũ khí cỡ nhỏ.

Được biết, việc chuyển giao vũ khí của Đức cho Ukraine diễn ra sau khi có sự thay đổi chính sách mang tính bước ngoặt của chính quyền Berlin trong những tuần đầu tiên của cuộc xung đột Nga-Ukraine, cho phép vũ khí của Đức được đưa vào các khu vực tác chiến đang hoạt động.

Được biết, việc chuyển giao vũ khí của Đức cho Ukraine diễn ra sau khi có sự thay đổi chính sách mang tính bước ngoặt của chính quyền Berlin trong những tuần đầu tiên của cuộc xung đột Nga-Ukraine, cho phép vũ khí của Đức được đưa vào các khu vực tác chiến đang hoạt động.

Tuy nhiên, chính quyền Berlin vẫn giữ lại cho mình một số nguyên tắc là không gửi các vũ khí công nghệ tiên tiến, có mức độ sát thương lớn, tầm bắn xa có thể tấn công sang lãnh thổ nước Nga, nhằm tránh làm Moscow nổi giận có thể đẩy xung đột Nga-Ukraine mở rộng phạm vi và leo thang lên cấp độ nguy hiểm hơn.

Tuy nhiên, chính quyền Berlin vẫn giữ lại cho mình một số nguyên tắc là không gửi các vũ khí công nghệ tiên tiến, có mức độ sát thương lớn, tầm bắn xa có thể tấn công sang lãnh thổ nước Nga, nhằm tránh làm Moscow nổi giận có thể đẩy xung đột Nga-Ukraine mở rộng phạm vi và leo thang lên cấp độ nguy hiểm hơn.

Theo một số nguồn tin, Đức và Israel đã đồng ý không cung cấp tên lửa chống tăng Spike của Israel (có thể tấn công mặt đất) cho Ukraine. Thậm chí, Berlin cũng đã chặn kế hoạch chuyển giao xe tăng Leopard-2A4 của Tây Ban Nha cho chính quyền Kiev.

Theo một số nguồn tin, Đức và Israel đã đồng ý không cung cấp tên lửa chống tăng Spike của Israel (có thể tấn công mặt đất) cho Ukraine. Thậm chí, Berlin cũng đã chặn kế hoạch chuyển giao xe tăng Leopard-2A4 của Tây Ban Nha cho chính quyền Kiev.

Toàn Thắng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/ukraine-nhan-iris-t-slm-chien-dau-co-nga-co-nguy-co-nam-dat-post507462.antd