Về làng nghề 'biến' đất sét thành những con vật 'biết nói' ngày giáp Tết

Làng nghề truyền thống làm heo đất có tuổi đời hơn nửa thế kỷ ở Bình Dương rộn ràng hơn trong những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025 với những nghệ nhân cặm cụi tô điểm, thổi hồn vào những khối đất sét...

 Làng nghề heo đất ở Lái Thiêu (thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương) ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ. Cho đến nay, dù số hộ theo nghề đã vơi đi nhưng nét đẹp truyền thống của làng nghề vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Những hộ bám nghề vẫn miệt mài với con heo bỏ ống.

Làng nghề heo đất ở Lái Thiêu (thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương) ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ. Cho đến nay, dù số hộ theo nghề đã vơi đi nhưng nét đẹp truyền thống của làng nghề vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Những hộ bám nghề vẫn miệt mài với con heo bỏ ống.

 Từ nguồn nguyên liệu đất sét sẵn có và bàn tay khéo léo, các nghệ nhân đã tạo ra những con heo đất, rồng, cá vàng, doremon, thiên nga, bồ câu, trâu… ngộ nghĩnh đáng yêu, món đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ.

Từ nguồn nguyên liệu đất sét sẵn có và bàn tay khéo léo, các nghệ nhân đã tạo ra những con heo đất, rồng, cá vàng, doremon, thiên nga, bồ câu, trâu… ngộ nghĩnh đáng yêu, món đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ.

 Quá trình sản xuất heo đất gồm nhiều công đoạn, với nhiều hộ gia đình tham gia. Có hộ chuyên cung cấp nguyên liệu đất sét, hộ khác lại đảm nhận việc nặn và nung heo, sau cùng là hộ làm công đoạn trang trí, hoàn thiện sản phẩm.

Quá trình sản xuất heo đất gồm nhiều công đoạn, với nhiều hộ gia đình tham gia. Có hộ chuyên cung cấp nguyên liệu đất sét, hộ khác lại đảm nhận việc nặn và nung heo, sau cùng là hộ làm công đoạn trang trí, hoàn thiện sản phẩm.

 Anh Trương Long, một nghệ nhân có thâm niên sản xuất heo đất trên địa bàn phường Lái Thiêu cho biết, để biến một cục đất sét thành hình mẫu của những con vật “biết nói”, người tạo hình phải có thông điệp. Có những con vật phải theo khuôn mẫu song tùy vào thẩm mỹ của từng nghệ nhân để tạo ra sản phẩm có tính chất riêng biệt, đặc thù

Anh Trương Long, một nghệ nhân có thâm niên sản xuất heo đất trên địa bàn phường Lái Thiêu cho biết, để biến một cục đất sét thành hình mẫu của những con vật “biết nói”, người tạo hình phải có thông điệp. Có những con vật phải theo khuôn mẫu song tùy vào thẩm mỹ của từng nghệ nhân để tạo ra sản phẩm có tính chất riêng biệt, đặc thù

 Theo anh Long, để kịp thời giao các đơn hàng số lượng lớn cho khách ở các tỉnh Tây Nguyên, miền Tây, những ngày qua gia đình anh đã đẩy nhanh tiến độ, song vẫn phải đảm bảo chất lượng để giữ uy tín.

Theo anh Long, để kịp thời giao các đơn hàng số lượng lớn cho khách ở các tỉnh Tây Nguyên, miền Tây, những ngày qua gia đình anh đã đẩy nhanh tiến độ, song vẫn phải đảm bảo chất lượng để giữ uy tín.

 Chị Phương Lan, đại diện một cơ sở heo đất tại phường Lái Thiêu, cho biết một sản phẩm thô có giá khoảng 20.000 đồng đến 30.000 đồng tùy loại. Sau khi đánh bóng, làm đẹp, sản phẩm được bán với giá từ 50.000-100.000 đồng/sản phẩm. Dù số tiền chênh lệch tăng gấp đôi song lợi nhuận rất khiêm tốn, bởi phải trả chi phí nhân công, vận chuyển, sơn…

Chị Phương Lan, đại diện một cơ sở heo đất tại phường Lái Thiêu, cho biết một sản phẩm thô có giá khoảng 20.000 đồng đến 30.000 đồng tùy loại. Sau khi đánh bóng, làm đẹp, sản phẩm được bán với giá từ 50.000-100.000 đồng/sản phẩm. Dù số tiền chênh lệch tăng gấp đôi song lợi nhuận rất khiêm tốn, bởi phải trả chi phí nhân công, vận chuyển, sơn…

 Để biến những cục đất sét trở thành những vật dụng có "hồn" phải dựa vào bàn tay khéo léo của nghệ nhân.

Để biến những cục đất sét trở thành những vật dụng có "hồn" phải dựa vào bàn tay khéo léo của nghệ nhân.

 Những con heo đất hoàn chỉnh được cho vào túi nilon.

Những con heo đất hoàn chỉnh được cho vào túi nilon.

 Anh Trung Tâm, một nghệ nhân và cũng là chủ cơ sở heo đất truyền thống lâu đời tại phường Lái Thiêu cho biết, tuy sản phẩm heo đất là chủ yếu, nhưng các cơ sở đều cố gắng tạo linh vật khác theo từng năm. Để tạo ra một linh vật theo năm không khó nhưng làm thế nào để người dân mua, mang về đặt trong nhà thì không hề đơn giản, đòi hỏi thẩm mỹ cao trên từng chi tiết.

Anh Trung Tâm, một nghệ nhân và cũng là chủ cơ sở heo đất truyền thống lâu đời tại phường Lái Thiêu cho biết, tuy sản phẩm heo đất là chủ yếu, nhưng các cơ sở đều cố gắng tạo linh vật khác theo từng năm. Để tạo ra một linh vật theo năm không khó nhưng làm thế nào để người dân mua, mang về đặt trong nhà thì không hề đơn giản, đòi hỏi thẩm mỹ cao trên từng chi tiết.

 Theo anh Tâm, chủ cơ sở heo đất ở làng nghề Lái Thiêu, khó khăn của làng nghề truyền thống là nguồn đất sét đang khan hiếm. Sản xuất truyền thống thì phải đốt lò củi nên khó tránh ô nhiễm môi trường. Vì vậy, các cơ sở sản xuất phải liên tục di chuyển lò ra khỏi khu đô thị.

Theo anh Tâm, chủ cơ sở heo đất ở làng nghề Lái Thiêu, khó khăn của làng nghề truyền thống là nguồn đất sét đang khan hiếm. Sản xuất truyền thống thì phải đốt lò củi nên khó tránh ô nhiễm môi trường. Vì vậy, các cơ sở sản xuất phải liên tục di chuyển lò ra khỏi khu đô thị.

 “Chính quyền địa phương có hỗ trợ vay vốn để phát triển và bảo tồn nghề truyền thống, hỗ trợ xây dựng thương hiệu để sản phẩm truyền thống tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn”- anh Tâm cho hay.

“Chính quyền địa phương có hỗ trợ vay vốn để phát triển và bảo tồn nghề truyền thống, hỗ trợ xây dựng thương hiệu để sản phẩm truyền thống tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn”- anh Tâm cho hay.

 Những con heo đất được cho vào máy ép nilon cẩn thận.

Những con heo đất được cho vào máy ép nilon cẩn thận.

 Heo đất hoàn chỉnh được đưa lên xe để vận chuyển tới cơ sở kinh doanh.

Heo đất hoàn chỉnh được đưa lên xe để vận chuyển tới cơ sở kinh doanh.

 Những ngày giáp Tết Nguyên đán 2025, các hộ dân làm heo đất rộn ràng, tất bật để kịp thời cung ứng sản phẩm cho thị trường.

Những ngày giáp Tết Nguyên đán 2025, các hộ dân làm heo đất rộn ràng, tất bật để kịp thời cung ứng sản phẩm cho thị trường.

Hương Chi

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/ve-lang-nghe-bien-dat-set-thanh-nhung-con-vat-biet-noi-ngay-giap-tet-post1707224.tpo