Về phố cổ xứ Huế nghe kể chuyện kỳ công tạo tác tượng thờ ông Táo dịp Tết

Khi lễ cúng ông Công, ông Táo đến gần, người dân làng Địa Linh (cạnh phố cổ Bao Vinh, phường Hương Vinh, quận Phú Xuân, Huế) trở nên tất bật, bận rộn với công việc tạo tác hàng trăm nghìn bức tượng thờ ông Táo dịp Tết.

VIDEO: Kỳ công nghề tạo tác tượng thờ ông Táo ở xứ Huế.

 Nằm cạnh phố cổ Bao Vinh, làng Địa Linh (phường Hương Vinh, quận Phú Xuân) là ngôi làng duy nhất còn lại tại thafh phố Huế hiện còn lưu giữ được nghề làm tượng ông Táo bằng đất nung.

Nằm cạnh phố cổ Bao Vinh, làng Địa Linh (phường Hương Vinh, quận Phú Xuân) là ngôi làng duy nhất còn lại tại thafh phố Huế hiện còn lưu giữ được nghề làm tượng ông Táo bằng đất nung.

 Theo người làng Địa Linh, vào thời Nguyễn, nhà vua cho đặt tại làng một xưởng lấy đất làm gạch với tên gọi Nê ngõa tượng cục. Tên làng là do vua thấy đất tốt nên mới ban cho. Phần lớn các dinh thự, lăng tẩm vua quan triều Nguyễn đều được lấy đất ở Địa Linh để làm gạch phục vụ xây dựng công trình. Về sau, nhận thấy nguồn đất sét có chất lượng tốt, lại dồi dào nên người dân trong thôn đã tận dụng để nặn tượng ông Táo. Đến nay, nghề này đã và được gìn giữ truyền qua bao thế hệ con cháu.

Theo người làng Địa Linh, vào thời Nguyễn, nhà vua cho đặt tại làng một xưởng lấy đất làm gạch với tên gọi Nê ngõa tượng cục. Tên làng là do vua thấy đất tốt nên mới ban cho. Phần lớn các dinh thự, lăng tẩm vua quan triều Nguyễn đều được lấy đất ở Địa Linh để làm gạch phục vụ xây dựng công trình. Về sau, nhận thấy nguồn đất sét có chất lượng tốt, lại dồi dào nên người dân trong thôn đã tận dụng để nặn tượng ông Táo. Đến nay, nghề này đã và được gìn giữ truyền qua bao thế hệ con cháu.

 Những ngày cuối tháng Chạp âm lịch, về làng Địa Linh sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh những nghệ nhân làng nghề “có một không hai” xứ Huế tất bật tạo tác tượng thờ ông Táo để cung ứng ra thị trường.

Những ngày cuối tháng Chạp âm lịch, về làng Địa Linh sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh những nghệ nhân làng nghề “có một không hai” xứ Huế tất bật tạo tác tượng thờ ông Táo để cung ứng ra thị trường.

 Vào những ngày này, nhà bà Lê Thị Vân (61 tuổi), những người thợ, người thân trong gia đình dồn hết thời gian cho công việc nung và tô vẽ để hoàn thành các sản phẩm tượng ông Táo. Bà Vân kể, nghề này ngày thường ít việc, nhưng đến tháng Chạp, nhà nào cũng phải “tăng ca, tăng kíp”. Mỗi ngày, nhà bà phải làm xong hơn 1.000 bức tượng mới đủ cung cấp cho thương lái chuyển đi tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

Vào những ngày này, nhà bà Lê Thị Vân (61 tuổi), những người thợ, người thân trong gia đình dồn hết thời gian cho công việc nung và tô vẽ để hoàn thành các sản phẩm tượng ông Táo. Bà Vân kể, nghề này ngày thường ít việc, nhưng đến tháng Chạp, nhà nào cũng phải “tăng ca, tăng kíp”. Mỗi ngày, nhà bà phải làm xong hơn 1.000 bức tượng mới đủ cung cấp cho thương lái chuyển đi tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

 Theo bà Vân, để hoàn thành được một bức tượng ông Táo, nghệ nhân làng nghề phải thực hiện nhiều công đoạn công phu, cần sự khéo tay, tỉ mỉ của người thợ làng.

Theo bà Vân, để hoàn thành được một bức tượng ông Táo, nghệ nhân làng nghề phải thực hiện nhiều công đoạn công phu, cần sự khéo tay, tỉ mỉ của người thợ làng.

 Trong đó, công đoạn khó nhất là chuẩn bị nguyên liệu. Đất sét phải được chọn kỹ, sau đó trộn với nước để tạo độ mềm dẻo. Tiếp đó, nguyên liệu làm tượng được chia thành từng khối nhỏ. Nguyên liệu đất sét được nhồi kỹ để đảm bảo độ mềm, dẻo và mịn. Giai đoạn này nếu có sai sót kỹ thuật nhồi đất, khi đúc tượng sẽ bị nứt, không đảm bảo yêu cầu của sản phẩm.

Trong đó, công đoạn khó nhất là chuẩn bị nguyên liệu. Đất sét phải được chọn kỹ, sau đó trộn với nước để tạo độ mềm dẻo. Tiếp đó, nguyên liệu làm tượng được chia thành từng khối nhỏ. Nguyên liệu đất sét được nhồi kỹ để đảm bảo độ mềm, dẻo và mịn. Giai đoạn này nếu có sai sót kỹ thuật nhồi đất, khi đúc tượng sẽ bị nứt, không đảm bảo yêu cầu của sản phẩm.

 Sau khi đất sét nhồi đạt yêu cầu, người thợ dùng khuôn gỗ lim để đúc tượng. Đất sét được cho vào khuôn, nén chặt và gạt bỏ đất thừa, sau đó tượng chêm thêm đất và tạo bề mặt để tượng đứng thẳng.

Sau khi đất sét nhồi đạt yêu cầu, người thợ dùng khuôn gỗ lim để đúc tượng. Đất sét được cho vào khuôn, nén chặt và gạt bỏ đất thừa, sau đó tượng chêm thêm đất và tạo bề mặt để tượng đứng thẳng.

 Khi tượng bằng đất sét khô cứng sẽ được đưa vào lò nung. Vật liệu nung tượng là vỏ trấu. Người thợ đốt trấu và chêm vụn gạch nhỏ giữa các tượng để tạo khoảng cách, đảm bảo tượng không bị vỡ trong quá trình nung. Tượng đất khi cho vào lò đến khi thành phẩm tượng gốm kéo dài trong khoảng 1 tuần.

Khi tượng bằng đất sét khô cứng sẽ được đưa vào lò nung. Vật liệu nung tượng là vỏ trấu. Người thợ đốt trấu và chêm vụn gạch nhỏ giữa các tượng để tạo khoảng cách, đảm bảo tượng không bị vỡ trong quá trình nung. Tượng đất khi cho vào lò đến khi thành phẩm tượng gốm kéo dài trong khoảng 1 tuần.

 “Để đủ sản phẩm cung ứng ra thị trường dịp này gia đình đã chuẩn bị từ nhiều tháng trước bây giờ chỉ hoàn thành những bước cuối cùng. Dự kiến năm nay gia đình cung ứng ra thị trường khoảng hơn 5 vạn ông tượng Táo, với giá gần 2.000 đồng/tượng”, bà Vân nói.

“Để đủ sản phẩm cung ứng ra thị trường dịp này gia đình đã chuẩn bị từ nhiều tháng trước bây giờ chỉ hoàn thành những bước cuối cùng. Dự kiến năm nay gia đình cung ứng ra thị trường khoảng hơn 5 vạn ông tượng Táo, với giá gần 2.000 đồng/tượng”, bà Vân nói.

 Cách nhà bà Vân khoảng 100m, nhà ông Võ Văn Đức (70 tuổi), con trai út của ông là anh Võ Văn Cường (35 tuổi) đang đều tay cho ra những tượng ông Táo bằng chiếc khuôn gỗ lim gia truyền. Anh Cường cho biết, anh được truyền nghề từ bố mình. Anh Cường rất tự hào khi mình được làm và sẽ lưu truyền nghề độc nhất vô nhị ở Huế này.

Cách nhà bà Vân khoảng 100m, nhà ông Võ Văn Đức (70 tuổi), con trai út của ông là anh Võ Văn Cường (35 tuổi) đang đều tay cho ra những tượng ông Táo bằng chiếc khuôn gỗ lim gia truyền. Anh Cường cho biết, anh được truyền nghề từ bố mình. Anh Cường rất tự hào khi mình được làm và sẽ lưu truyền nghề độc nhất vô nhị ở Huế này.

 “Tôi sẽ cố gắng giữ lửa cho nghề đúc tượng ông Táo của gia đình mình để lưu truyền cho con cháu đời sau để không bị mai một”, anh Cường khẳng định. Theo anh Cường, năm nay hộ gia đình anh cho ra thị trường hơn 6 vạn tượng ông Táo. Những bức tượng này được thương lái mua về “bỏ sỉ” tại các chợ, hoặc vận chuyển đi các tỉnh, thành khác để phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết.

“Tôi sẽ cố gắng giữ lửa cho nghề đúc tượng ông Táo của gia đình mình để lưu truyền cho con cháu đời sau để không bị mai một”, anh Cường khẳng định. Theo anh Cường, năm nay hộ gia đình anh cho ra thị trường hơn 6 vạn tượng ông Táo. Những bức tượng này được thương lái mua về “bỏ sỉ” tại các chợ, hoặc vận chuyển đi các tỉnh, thành khác để phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết.

 Lãnh đạo phường Hương Vinh cho biết, do sản phẩm tượng ông Táo chỉ tiêu thụ mạnh vào dịp cuối năm, đặc biệt vào tháng 11 âm lịch và tháng Chạp, nên địa bàn xã đã có nhiều hộ bỏ nghề, chỉ còn một số hộ dân giữ nghề truyền thống để mưu sinh. Thời gian qua, chính quyền địa phương đã tích cực vận động các hộ dân lưu giữ nghề nặn tượng ông Táo để bảo tồn nghề truyền thống.

Lãnh đạo phường Hương Vinh cho biết, do sản phẩm tượng ông Táo chỉ tiêu thụ mạnh vào dịp cuối năm, đặc biệt vào tháng 11 âm lịch và tháng Chạp, nên địa bàn xã đã có nhiều hộ bỏ nghề, chỉ còn một số hộ dân giữ nghề truyền thống để mưu sinh. Thời gian qua, chính quyền địa phương đã tích cực vận động các hộ dân lưu giữ nghề nặn tượng ông Táo để bảo tồn nghề truyền thống.

Thế Nghĩa - Ngọc Văn

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/ve-pho-co-xu-hue-nghe-ke-chuyen-ky-cong-tao-tac-tuong-tho-ong-tao-dip-tet-post1710530.tpo