Về Trịnh Tường tìm dấu xưa nhà cổ

Trịnh Tường là xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát. Vào đầu thế kỷ XX, xã Trịnh Tường nằm dưới sự cai trị của thực dân Pháp và tay sai. Hiện nay, tại đây vẫn còn dấu tích của những công trình cổ trên dưới 100 năm tuổi được xây dựng từ thời thực dân Pháp xâm lược và cai trị vùng đất này.

 Tại thôn Phố Mới 1, xã Trịnh Tường hiện nay còn 2 nhà xây kiên cố dạng chòi canh được xây dựng từ thời Pháp thuộc vào đầu thế kỷ XX, trước Cách mạng tháng 8 năm 1945. Theo người dân bản địa, đây là chòi canh bảo vệ khu nhà ở và làm việc của quan binh người Pháp và Lý trưởng xã Trịnh Tường tên là Sề Cồ Tỉn.

Tại thôn Phố Mới 1, xã Trịnh Tường hiện nay còn 2 nhà xây kiên cố dạng chòi canh được xây dựng từ thời Pháp thuộc vào đầu thế kỷ XX, trước Cách mạng tháng 8 năm 1945. Theo người dân bản địa, đây là chòi canh bảo vệ khu nhà ở và làm việc của quan binh người Pháp và Lý trưởng xã Trịnh Tường tên là Sề Cồ Tỉn.

 Chòi canh có chiều rộng khoảng 5m, cao khoảng 8m, chia làm 2 tầng. Hiện nay 1 chòi canh cạnh chợ Trịnh Tường vẫn còn khá nguyên vẹn, 1 chòi canh đã bị hư hỏng chỉ còn lại 1 tầng.

Chòi canh có chiều rộng khoảng 5m, cao khoảng 8m, chia làm 2 tầng. Hiện nay 1 chòi canh cạnh chợ Trịnh Tường vẫn còn khá nguyên vẹn, 1 chòi canh đã bị hư hỏng chỉ còn lại 1 tầng.

 Phần dưới chân chòi canh bị bong lớp bên ngoài, lộ ra vật liệu chính bằng gạch và đá cuội. Tuy công trình không xây bằng xi măng nhưng sau khoảng 1 thế kỷ vẫn rất kiên cố.

Phần dưới chân chòi canh bị bong lớp bên ngoài, lộ ra vật liệu chính bằng gạch và đá cuội. Tuy công trình không xây bằng xi măng nhưng sau khoảng 1 thế kỷ vẫn rất kiên cố.

 Chòi canh có nhiều cửa sổ, tuy nhiên, khi người dân ở đây mượn làm nơi ở tạm đã dùng gạch xây bịt các cửa sổ lại.

Chòi canh có nhiều cửa sổ, tuy nhiên, khi người dân ở đây mượn làm nơi ở tạm đã dùng gạch xây bịt các cửa sổ lại.

 Trên đỉnh đồi cách chợ Trịnh Tường khoảng 1km còn dấu tích của khu đồn Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ XX.

Trên đỉnh đồi cách chợ Trịnh Tường khoảng 1km còn dấu tích của khu đồn Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ XX.

 Nơi đây còn lại dấu tích của 3 dãy nhà, trong đó 1 dãy nhà có tường chưa bị đổ, cao khoảng 4m.

Nơi đây còn lại dấu tích của 3 dãy nhà, trong đó 1 dãy nhà có tường chưa bị đổ, cao khoảng 4m.

 Do công trình bị bỏ hoang đã lâu, nên rễ cây rừng bám chằng chịt trên những bức tường gạch tạo nên vẻ cổ kính.

Do công trình bị bỏ hoang đã lâu, nên rễ cây rừng bám chằng chịt trên những bức tường gạch tạo nên vẻ cổ kính.

 Bức tường đá dài còn lại và kè bằng đá cuội cho thấy để xây dựng được công trình này cần rất nhiều vật liệu chuyển lên trên đỉnh đồi.

Bức tường đá dài còn lại và kè bằng đá cuội cho thấy để xây dựng được công trình này cần rất nhiều vật liệu chuyển lên trên đỉnh đồi.

 Một góc tường còn lại của khu đồn.

Một góc tường còn lại của khu đồn.

 Các công trình thuộc khu đồn Pháp ở Trịnh Tường đều đã bị hư hỏng, sập đổ, chỉ còn lại những phế tích.

Các công trình thuộc khu đồn Pháp ở Trịnh Tường đều đã bị hư hỏng, sập đổ, chỉ còn lại những phế tích.

 Phế tích chòi canh và đồn Pháp ở xã Trịnh Tường là những công trình có giá trị về lịch sử và văn hóa, cần được xem xét bảo tồn, gìn giữ để giáo dục về lịch sử cho thế hệ sau.

Phế tích chòi canh và đồn Pháp ở xã Trịnh Tường là những công trình có giá trị về lịch sử và văn hóa, cần được xem xét bảo tồn, gìn giữ để giáo dục về lịch sử cho thế hệ sau.

Trần Tuấn Ngọc - Nguyễn Tất Đạt - Nguyễn Đình Hiếu

Nguồn Lào Cai: https://baolaocai.vn/anh-ve-trinh-tuong-tim-dau-xua-nha-co-post400260.html