Về Tường Sơn thưởng thức bánh gai xứ Dừa

Bánh gai xứ Dừa là món ăn dân dã, thế nhưng, loại bánh này ở xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) trở thành món ăn đặc sản mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân nơi đây.

Theo các bậc cao niên ở xã Tường Sơn, bánh gai có từ lâu đời, trở thành sản vật truyền thống. Ngày trước, bánh gai được dùng để "lót dạ", ăn xa bữa ăn chính. Bánh được người dân nơi đây thường đãi khách như món quà đặc trưng của vùng.

Những mẻ bánh gai mới ra lò.

Những mẻ bánh gai mới ra lò.

Với hương vị thơm ngon, dần dần bánh gai được chọn làm lễ vật cúng gia tiên trong các dịp lễ, tết, đám giỗ và cúng ngày rằm, đầu tháng. Bánh còn được nhiều gia đình lựa chọn làm lễ vật cho đám hỏi, làm quà cho du khách thập phương.

Bán gai Tường Sơn có đặc trung riêng không nơi nào có được.

Bán gai Tường Sơn có đặc trung riêng không nơi nào có được.

Bột nếp sau khi hòa quyện với nước lá gai trở thành màu đen đặc trưng.

Bột nếp sau khi hòa quyện với nước lá gai trở thành màu đen đặc trưng.

Bánh được chế biến từ những nguyên liệu hết sức gần gũi gồm: Bột nếp, lá gai, đậu xanh, cùi dừa và đường kính. Tất cả đều có sẵn ở địa phương. Bột nếp được xay từ thứ nếp dẻo, rồi hòa quện với nước lá gai trở thành màu đen đặc trưng của bánh.

Bánh gai được gói từ lá chuối phơi khô.

Bánh gai được gói từ lá chuối phơi khô.

Người dân làm luôn tay để phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Người dân làm luôn tay để phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Người làm bánh sẽ vò bột thành khối hình tròn, đậu xanh giã dập, luộc chín và cùi dừa xắt nhỏ được trộn vào làm nhân bánh.

Bánh được gói bằng lá chuối khô lau sạch rồi cho vào hông cách thủy, đun bằng bếp củi chừng 2 giờ đồng hồ là có thể lấy xuống ăn.

Bánh được gói bằng lá chuối khô lau sạch rồi cho vào hông cách thủy, đun bằng bếp củi chừng 2 giờ đồng hồ là có thể lấy xuống ăn.

Cở sở ở xã Tường Sơn đỏ lửa từ mờ sáng đếm đêm khuya nấu bánh.

Cở sở ở xã Tường Sơn đỏ lửa từ mờ sáng đếm đêm khuya nấu bánh.

Về hình dáng, bánh gai xứ Dừa có nét đặc trưng là được gói theo hình khối tam giác. Khi cặp bánh khối tam giác buộc vào nhau bằng dây chun sẽ trở thành khối hình vuông vừa tay cầm, kiểu dáng xinh xinh và giàu tính thẩm mỹ. Với đặc trưng về hình dáng, khi có mặt ở trong Nam, ngoài Bắc, bánh gai ở đây không dễ lẫn với các thứ bánh đến từ khắp mọi miền.

Người dân dần khởi sắc với nghề truyền thống.

Người dân dần khởi sắc với nghề truyền thống.

Hiện nay, ở xã Tường Sơn có khoảng 10 cơ sở chuyên sản xuất bánh gai, đáp ứng nhu cầu của khách ngược xuôi quốc lộ 7A, nhất là khách trên những xe khách tuyến cố định Vinh - Con Cuông - Tương Dương - Kỳ Sơn.

Bên cạnh đó, những chuyến xe chạy tuyến Bắc - Nam, ra Hà Nội, Hải Phòng hay vào tận Sài Gòn, Bình Dương và Tây Nguyên cũng ghé các cơ sở sản xuất bánh gai để khách mua làm quà biếu.

Thanh niên dùng mũ bảo hiểm đập vỡ kính ô tô sau va chạm giao thông là cán bộ hải quan

Vũ Đồng

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/ve-tuong-son-thuong-thuc-banh-gai-xu-dua-172240314143357961.htm