Vì sao xảy ra hiện tượng sấm chớp khi trời mưa?

Khi trời chuyển mưa, đặc biệt là mưa giông thường thấy chớp lóe sáng trên bầu trời, sau đó vài giây là tiếng sấm vang rền. Đây là hiện tượng gọi là sấm chớp.

Khi trời chuyển mưa, đặc biệt là mưa giông thường thấy chớp lóe sáng trên bầu trời, sau đó vài giây là tiếng sấm vang rền. Đây là một hiện tượng tự nhiên rất phổ biến, gọi chung là sấm chớp (lôi điện). Vậy nó xuất hiện như thế nào và có nguy hiểm không?

Sấm, chớp là gì?

Sấm là âm thanh được tạo ra sau khi tia chớp xuất hiện. Tia sét tạo ra nhiệt độ cực cao (có thể lên đến 30.000°C) làm không khí xung quanh giãn nở đột ngột, tạo ra sóng xung kích lan truyền ra xung quanh đó chính là tiếng sấm. Vì ánh sáng đi nhanh hơn âm thanh nên ta thường thấy chớp trước, nghe sấm sau.

Chớp là tia sáng phát ra khi có hiện tượng phóng điện trong không khí giữa các đám mây tích điện hoặc giữa mây và mặt đất. Bầu trời mưa giông chứa nhiều mây dông (mây tích điện). Do va chạm và cọ xát giữa các hạt nước và băng bên trong mây, các hạt mang điện tích trái dấu sẽ tách ra và tích tụ điện năng.

Khi điện tích tích đủ mạnh, nó phóng điện tạo ra tia sét (chớp) giống như dòng điện cực mạnh đánh xuyên qua không khí.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vì sao lại xuất hiện sấm chớp khi mưa?

Mưa giông thường đi kèm với mây đối lưu mạnh, gây nhiễu động khí quyển. Những điều kiện này làm không khí tích điện nhanh nên dễ xảy ra hiện tượng phóng điện tạo ra sấm chớp. Tuy nhiên, không phải lúc nào mưa cũng có sấm chớp, nhưng nếu có giông (mây đen dày, gió mạnh), thì khả năng chớp sét rất cao.

Hiện tượng sấm chớp xảy ra chủ yếu trong các đám mây giông, nơi có sự tích điện mạnh do cọ xát giữa các hạt nước, băng và bụi trong mây. Trong một đám mây dông, các hạt nhỏ bên trong mây va chạm và cọ xát tạo ra điện tích, các điện tích này phân bố không đều: phần trên tích điện dương, phần dưới tích điện âm.

Khi sự chênh lệch điện tích giữa hai vùng (trong mây, giữa mây và đất) quá lớn, sẽ xảy ra hiện tượng phóng điện tạo ra tia sét (chớp).

Tia sét làm nóng không khí đột ngột, khiến không khí nổ tung tạo thành sóng âm thanh đó là tiếng sấm.

Sấm chớp có nguy hiểm không?

Sấm chớp cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là sét đánh tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm nghiêm trọng như sét đánh trực tiếp có thể gây tử vong hoặc chấn thương nặng (bỏng, tim ngừng đập, tổn thương hệ thần kinh). Sét đánh lan truyền làm cháy nổ thiết bị điện, hư hỏng nhà cửa, đường dây điện. Ngoài ra, nặng hơn còn ảnh hưởng tâm lý gây hoảng loạn, stress, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Làm gì để an toàn khi có sấm chớp?

Để phòng ngừa và đảm bảo an toàn tính mạng khi trời mưa to gió lớn, sấm chớp đùng đoàng cần lưu ý:

- Tránh trú mưa dưới cây cao, cột điện, hoặc nơi trống trải

- Ở trong nhà, tránh tiếp xúc thiết bị điện, kim loại, không đứng gần cửa sổ

- Rút phích cắm đồ điện nếu có thể

- Không dùng điện thoại có dây hoặc thiết bị điện tử cắm sạc

- Nếu đang ở ngoài trời, hãy ngồi thấp xuống, không nằm sát đất, giữ khoảng cách an toàn với người khác.

Sấm chớp là hiện tượng phóng điện tự nhiên xảy ra trong điều kiện thời tiết giông bão. Dù quen thuộc vẫn rất nguy hiểm nếu không cẩn thận, đặc biệt là sét đánh trực tiếp hoặc lan truyền qua thiết bị điện. Vì vậy, cần biết cách phòng tránh để bảo vệ chính mình và người thân.

Hoàng Ly

Nguồn Tiêu Dùng: https://tieudung.giadinhonline.vn/vi-sao-xay-ra-hien-tuong-sam-chop-khi-troi-mua-d10973.html