Những năm gần đây, Công ty thay đổi chiến lược khi tập trung để trở thành một 'holdings' – không trực tiếp tham gia hoạt động mà chuyển sang đẩy mạnh mua bán sáp nhập (M&A) để nắm giữ các công ty cảng hàng đầu của Việt Nam.
Giá trị giao dịch trên thị trường UPCoM trong nhiều phiên đã vượt qua sàn HNX, khi không ít cổ phiếu có sóng, giá tăng mạnh, nhưng gần đây có dấu hiệu điều chỉnh.
Mới đây CTCP Vận tải biển Vinaship (Mã VNA - UPCoM) thông báo 28/6 tới là ngày giao dịch không hưởng quyền để chốt danh sách thưởng cổ phiếu tỷ lệ 70%. Sau thông tin này, cổ phiếu VNA bất ngờ tăng kịch trần, dư mua gần 50 nghìn cp.
Chỉ sau chưa đầy 3 tuần, cổ phiếu MVN của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (VIMC) đã vượt mốc đỉnh lịch sử thiết lập vào tháng 8/2021, kéo theo vốn hóa tăng mạnh lên gần 75.000 tỷ đồng.
Cổ phiếu 'ông lớn' ngành vận tải biển nhiều lần tăng hết biên độ trong khoảng thời gian ngắn gần đây, đưa thị giá vượt mốc đỉnh lịch sử thiết lập vào tháng 8/2021.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) nằm trong số 10 tập đoàn, tổng công ty nhà nước có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) cao nhất trong giai đoạn 2020 - 2022.
Chỉ sau 4 phiên giao dịch, thị giá cổ phiếu MVN của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (VIMC) đã ghi nhận mức tăng tới 40%, giúp vốn hóa thị trường của doanh nghiệp tăng vọt, trở lại câu lạc bộ tỷ USD trên sàn chứng khoán.
Mở cửa tuần giao dịch hôm nay (10/6), VN-Index trở lại mốc 1.290 điểm. Dòng tiền trong nước đổ mạnh vào nhóm vận tải biển trong khi khối ngoại bán ròng hơn 1.300 tỷ đồng.
Cước tàu biển leo thang gần đây là nguyên nhân chính giúp cổ phiếu nhóm vận tải biển tăng mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần.
Với tỷ lệ sở hữu 75%, Tổng công ty Hàng hải dự kiến nhận về hơn 36 tỷ đồng trong đợt chi trả cổ tức tới đây của CTCP Cảng Quy Nhơn.
Dự kiến ngày 18/7, cổ đông của TVH sẽ nhận được tiền trả về tài khoản.
Ngày 17/6 tới đây, CTCP Tư vấn Xây dựng Công trình Hàng Hải (mã TVH - UPCoM) sẽ chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức năm 2023 bằng tiền tỷ lệ 39,9%, tương đương 1 cổ phiếu nhận 3.990 đồng.
HĐQT Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn (mã cổ phiếu QNP) vừa thông qua việc chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 12%. Theo đó, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam sẽ được nhận về hàng chục tỷ đồng cổ tức.
Với việc sở hữu trực tiếp 75% vốn, ước tính MVN sẽ thu về gần 36,4 tỷ đồng cổ tức đợt này. Dự kiến ngày 12/7/2024, cổ đông của QNP sẽ nhận được tiền về tài khoản.
CTCP Cảng Hải Phòng (UPCoM: PHP) khép lại quý 1/2024 với lãi thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 219 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Nhưng do cùng kỳ phát sinh tiền đền bù sự cố va chạm dẫn đến lãi ròng quý này giảm 7%.
Sản lượng hàng hóa qua các cảng biển dần có sự tăng trưởng giúp nhiều doanh nghiệp cảng mang về doanh thu tích cực.
Trong quý I/2024, VIMC có lợi nhuận sau thuế đạt trên 479 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023.
Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn (mã cổ phiếu QNP) vừa cho biết lãi ròng quý 1/2024 tăng hơn 64% so với cùng kỳ năm ngoái khi sản lượng thông qua cảng đạt 2,8 triệu tấn.
Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn báo lãi hơn 31 tỷ đồng trong quý I/2024, tăng mạnh 64,4% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện cổ đông nhà nước (Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp) đang nắm tới 99,469% vốn điều lệ tại Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP (VIMC, mã chứng khoán MVN).
Trong năm nay, ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn (mã cổ phiếu QNP) giữ quan điểm thận trọng về triển vọng kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận trước thuế giảm 20% so với năm 2023.
Đây là nội dung được ban lãnh đạo Cảng Quy Nhơn (mã QNP - sàn HOSE) thông tin với cổ đông về nguyên nhân đặt kế hoạch lãi giảm 20% năm 2024.
Dù đặt ra kế hoạch doanh thu thấp hơn kết quả năm ngoái nhưng VIMC đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng hai chữ số khi tổng công ty tăng doanh thu hoạt động tài chính.
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, ngày 10/4 tới sẽ tổ chức phiên bán đấu giá để thoái vốn của Công ty cổ phần Hàng hải Sài Gòn do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sở hữu.
Một số cổ phiếu đáng chú ý được các công ty chứng khoán khuyến nghị trong phiên giao dịch hôm nay, 5-3.
Dù trong quý IV/2023 tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp cảng biển có phần giảm sút, nhưng kết quả kinh doanh cả năm vẫn có thể vui vì lãi.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) mới thông báo bán 1,32 triệu cổ phiếu đang sở hữu tại Công ty Cổ phần Vận tải biển Hải Âu (mã chứng khoán: SSG) để thu về gần 30 tỷ đồng.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã cổ phiếu GVR) sẽ họp Đại hội cổ đông bất thương vào ngày 29/3 tới đây. Đồng thời, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang chuẩn bị lên kế hoạch thoái vốn Nhà nước khỏi tập đoàn này.
Các hãng vận tải biển đã trải qua một năm 2023 với nhiều khó khăn do nhu cầu yếu, giá cước giảm thấp nhưng vẫn có nhiều cơ sở để kỳ vọng vào sự bứt tốc vào năm 2024.
Mới đây, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã công bố quyết định đầu tư góp vốn thành lập Công ty CP Vận tải container VIMC (VIMC Lines).
Vinalines góp vốn thành lập VIMC Lines trong bối cảnh doanh nghiệp này có động thái thoái vốn tại nhiều công ty con.
Kết thúc năm 2023, trùm đất Thủ Thiêm - CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM - ghi nhận con số nợ xấp xỉ 1 tỷ USD. Tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn tăng cường đi vay để bù đắp sự thiếu hụt dòng tiền.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sẽ góp vốn bằng tiền và tài sản để nắm giữ 99,956% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Vận tải container VIMC (VIMC Lines), tương ứng 1.014 tỷ đồng.
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa tổ chức thành công phiên đấu giá cổ phần của Công ty cổ phần Vận tải biển Hải Âu (SESCO) do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP (VIMC) sở hữu.
SSI cho rằng, chủ đề chính đối với ngành cảng biển trong năm 2024 sẽ là phục hồi sản lượng do nhu cầu xuất nhập khẩu cải thiện, trong khi, nguồn cung sẽ duy trì ổn định đến năm 2025.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ghi nhận doanh thu và lãi trước thuế năm ngoái lần lượt đạt 12.813 tỷ đồng và 2.114 tỷ đồng, đều giảm hai chữ số so với cùng kỳ và không hoàn thành mục tiêu đề ra trước đó.
Sở dĩ doanh thu tài chính của Vinalines đột biến nhờ lãi tiền gửi, cho vay; còn thu nhập khác tăng do nợ được xóa, cơ cấu nợ với ngân hàng.
Sản lượng qua các cảng nước sâu trong năm 2024 dự kiến sẽ tăng trưởng gấp đôi so với các cảng trung chuyển; trong khi đó, công suất cảng biển không thay đổi. Điều này dự kiến sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận các doanh nghiệp sở hữu cảng nước sâu.