Vũ khí hạt nhân Mỹ tại Đức vẫn phải dựa vào đôi cánh mang vác già nua 40 năm tuổi

Vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Đức có thể không còn phương tiện mang vác do thỏa thuận mới giữa Washington và Berlin, trang National Interest cho biết.

Trong trường hợp Đức cho nghỉ hưu sớm các máy bay chiến đấu Panavia Tornado thì vũ khí hạt nhân Mỹ triển khai trên lãnh thổ quốc gia này sẽ đối diện nguy cơ không có phương tiện mang vác.

Trong trường hợp Đức cho nghỉ hưu sớm các máy bay chiến đấu Panavia Tornado thì vũ khí hạt nhân Mỹ triển khai trên lãnh thổ quốc gia này sẽ đối diện nguy cơ không có phương tiện mang vác.

Như tờ National Interest (NI) đã đề cập, sau khi bắt đầu diễn ra "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga ở Ukraine, giới lãnh đạo Đức đã quyết định tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng.

Như tờ National Interest (NI) đã đề cập, sau khi bắt đầu diễn ra "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga ở Ukraine, giới lãnh đạo Đức đã quyết định tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng.

Một trong những bước đi sẽ là thay thế các máy bay chiến đấu Panavia Tornado cũ kỹ đã phục vụ hơn 40 năm. Được biết chúng sẽ bắt đầu ngừng hoạt động sớm nhất là vào năm 2025, và 35 tiêm kích tàng hình Lockheed Martin F-35 Lightning II sẽ đến thay thế.

Một trong những bước đi sẽ là thay thế các máy bay chiến đấu Panavia Tornado cũ kỹ đã phục vụ hơn 40 năm. Được biết chúng sẽ bắt đầu ngừng hoạt động sớm nhất là vào năm 2025, và 35 tiêm kích tàng hình Lockheed Martin F-35 Lightning II sẽ đến thay thế.

Nhà phân tích quân sự Madeleine Wilde của trang GlobalData cho biết: “Phi đội F-35 sẽ cung cấp khả năng tàng hình rất cần thiết cho Không quân Đức vào thời điểm có nhiều bất ổn và căng thẳng ở châu Âu”.

Nhà phân tích quân sự Madeleine Wilde của trang GlobalData cho biết: “Phi đội F-35 sẽ cung cấp khả năng tàng hình rất cần thiết cho Không quân Đức vào thời điểm có nhiều bất ổn và căng thẳng ở châu Âu”.

Bằng cách cập nhật phi đội tiêm kích lỗi thời, Đức sẽ thực sự nâng cao khả năng chiến đấu của không quân và thậm chí còn có tác dụng trấn an một số đồng minh chủ chốt trong NATO.

Bằng cách cập nhật phi đội tiêm kích lỗi thời, Đức sẽ thực sự nâng cao khả năng chiến đấu của không quân và thậm chí còn có tác dụng trấn an một số đồng minh chủ chốt trong NATO.

Nhiều quốc gia NATO lâu nay không hài lòng với thực tế rằng Đức phân bổ ít hơn 2% GDP cho quốc phòng, bất chấp phải hứng chịu sức ép ngày một ghê gớm. Tuy nhiên sự thay thế loạt chiến đấu cơ này có một nhược điểm đáng kể.

Nhiều quốc gia NATO lâu nay không hài lòng với thực tế rằng Đức phân bổ ít hơn 2% GDP cho quốc phòng, bất chấp phải hứng chịu sức ép ngày một ghê gớm. Tuy nhiên sự thay thế loạt chiến đấu cơ này có một nhược điểm đáng kể.

Panavia Tornado là máy bay chiến đấu duy nhất của Berlin có khả năng mang bom hạt nhân của Mỹ đang được cất giữ ở Đức. "Đức có thể sẽ mua F-35A hoặc phiên bản B và C, nhưng chúng chưa thể mang bom hạt nhân B61 của Mỹ, đây là tính năng chính của Panavia Tornado".

Panavia Tornado là máy bay chiến đấu duy nhất của Berlin có khả năng mang bom hạt nhân của Mỹ đang được cất giữ ở Đức. "Đức có thể sẽ mua F-35A hoặc phiên bản B và C, nhưng chúng chưa thể mang bom hạt nhân B61 của Mỹ, đây là tính năng chính của Panavia Tornado".

Thực tế là F-35, trên lý thuyết chỉ có thể sử dụng bom hạt nhân B61-12 hiện vẫn đang được phát triển. Chương trình B61-12 đầy tham vọng đang được tiến hành với nhiều khó khăn và việc sản xuất hàng loạt đã nhiều lần bị hoãn lại.

Thực tế là F-35, trên lý thuyết chỉ có thể sử dụng bom hạt nhân B61-12 hiện vẫn đang được phát triển. Chương trình B61-12 đầy tham vọng đang được tiến hành với nhiều khó khăn và việc sản xuất hàng loạt đã nhiều lần bị hoãn lại.

Ban đầu, việc triển khai các loại bom cải tiến này ở châu Âu (Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ, Ý và Hà Lan) dự kiến bắt đầu trước năm 2020, nhưng kế hoạch như vậy đã phải bỏ dở vì nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan.

Ban đầu, việc triển khai các loại bom cải tiến này ở châu Âu (Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ, Ý và Hà Lan) dự kiến bắt đầu trước năm 2020, nhưng kế hoạch như vậy đã phải bỏ dở vì nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan.

Sau đó, Lầu Năm Góc bày tỏ hy vọng rằng vào năm 2020, việc sản xuất bom B61-12 sẽ bắt đầu ít nhất là ở Mỹ, nhưng các cuộc thử nghiệm căng thẳng đã phát hiện ra khiếm khuyết - các thành phần của bom và đầu đạn chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Sau đó, Lầu Năm Góc bày tỏ hy vọng rằng vào năm 2020, việc sản xuất bom B61-12 sẽ bắt đầu ít nhất là ở Mỹ, nhưng các cuộc thử nghiệm căng thẳng đã phát hiện ra khiếm khuyết - các thành phần của bom và đầu đạn chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Không quân Mỹ đã lên kế hoạch sử dụng B61-12 trên F-35 sớm nhất là vào năm 2022, nhưng kế hoạch bị lùi lại. Do vậy thỏa thuận giữa Mỹ và Đức về F-35 đã đe dọa kho vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Đức,

Không quân Mỹ đã lên kế hoạch sử dụng B61-12 trên F-35 sớm nhất là vào năm 2022, nhưng kế hoạch bị lùi lại. Do vậy thỏa thuận giữa Mỹ và Đức về F-35 đã đe dọa kho vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Đức,

"Panavia Tornado sẽ vẫn được sử dụng cho đến khi chúng bắt đầu chính thức ngừng hoạt động vào năm 2025, sau đó kế hoạch thay đổi sang F-35 mới được tiến hành".

"Panavia Tornado sẽ vẫn được sử dụng cho đến khi chúng bắt đầu chính thức ngừng hoạt động vào năm 2025, sau đó kế hoạch thay đổi sang F-35 mới được tiến hành".

"Khung thời gian này giúp Mỹ có thời gian để duy trì lực lượng răn đe hạt nhân trong bối cảnh mối quan hệ ngày càng căng thẳng và không chắc chắn với Nga”, chuyên gia Madeline Wilde giải thích.

"Khung thời gian này giúp Mỹ có thời gian để duy trì lực lượng răn đe hạt nhân trong bối cảnh mối quan hệ ngày càng căng thẳng và không chắc chắn với Nga”, chuyên gia Madeline Wilde giải thích.

Ngoài ra khi kế hoạch trên hoàn thành, lực lượng răn đe hạt nhân chiến thuật của Mỹ tại châu Âu sẽ đáng sợ hơn nhiều, bởi bom B61-12 khi triển khai từ tiêm kích tàng hình F-35 sẽ khiến đối phương rất khó chống đỡ so với khi được Panavia Tornado mang theo.

Ngoài ra khi kế hoạch trên hoàn thành, lực lượng răn đe hạt nhân chiến thuật của Mỹ tại châu Âu sẽ đáng sợ hơn nhiều, bởi bom B61-12 khi triển khai từ tiêm kích tàng hình F-35 sẽ khiến đối phương rất khó chống đỡ so với khi được Panavia Tornado mang theo.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/vu-khi-hat-nhan-my-tai-duc-van-phai-dua-vao-doi-canh-mang-vac-gia-nua-40-nam-tuoi-post498717.antd