Vũ trụ có thể 'kết thúc' sớm hơn dự kiến
Nhà vật lý thiên văn Heino Falcke (Đại học Radboud) cùng 2 đồng nghiệp Michael Wondrak, Walter van Suijlekom tính ra rằng ngày 'kết thúc' của vũ trụ có thể đến sớm hơn nhiều so với tính toán trước đó.
Họ xác định vũ trụ sẽ chấm dứt sự tồn tại trong 1078 năm nữa, ngắn hơn rất nhiều ước tính 101100 năm. Tuy nhiên ông Falcke đánh giá đây vẫn là khoảng thời gian tồn tại vô cùng dài.

Mọi thứ trong vũ trụ đều sẽ bốc hơi - Ảnh: Daniëlle Futselaar/artsource.nl
Nghiên cứu do 3 học giả thực hiện dựa trên lý thuyết bức xạ Hawking (được nhà vật lý Stephen Hawking đề xuất vào năm 1974). Họ phát hiện hố đen không phải thứ duy nhất phát ra bức xạ Hawking, vật thể ít đặc như sao neutron hay sao lùn trắng cũng trải qua quá trình “bốc hơi dần” dưới dạng bức xạ Hawking hoặc thứ gì đó tương tự.
Vậy quá trình kéo dài bao lâu? Sao lùn trắng, sao neutron, hố đen đều là những gì sót lại của một ngôi sao sau khi chết đi. Vật chất ngoài bị đẩy ra còn lõi sụp đổ thành vật thể cực kì đặc. Vật thể càng đặc thì trường hấp dẫn càng mạnh. Hố đen đặc nhất, còn ít đặc nhất là sao lùn trắng - có nghĩa sao lùn trắng mất nhiều thời gian “bốc hơi” hơn. Nhóm nghiên cứu dùng thời gian sao lùn trắng bốc hơi đo thời gian còn lại của vũ trụ. Hố đen to tương đương hành tinh mất 1067 - 1068 năm, sao neutron cũng vậy. Sao lùn trắng trung bình thì khoảng 1078 năm.
Có thứ trong vũ trụ bốc hơi chậm hơn. Mặt trăng mất 1089 năm, con người mất 1090 năm. Hố đen siêu lớn mất 1096 năm. Quầng vật chất tối khổng lồ bao trùm một siêu cụm thiên hà mất 10135 năm. Nhưng tất cả đều không thể đạt đến 101100 năm.
“Qua thời gian dài, mọi thứ trong vũ trụ đều bốc hơi giống như hố đen vậy. Điều này không chỉ thay đổi hiểu biết về bức xạ Hawking mà còn về vũ trụ lẫn tương lai của nó”, theo ông Falcke.
Nguồn Một Thế Giới: https://1thegioi.vn/vu-tru-co-the-ket-thuc-som-hon-du-kien-232548.html