Phát hiện mảnh vỡ gây sốc nghi của xác máy bay Rafale
Loạt bức ảnh xuất hiện trên mạng xã hội X, mô tả thứ được cho là xác máy bay Rafale của Ấn Độ, nghi bị bắn hạ trong một hoạt động quân sự gần đây.

Hình ảnh mô tả một đống đổ nát bị hư hỏng nặng được cần cẩu nâng lên tại cánh đồng làng Bathinda, Ấn Độ. Nó làm dấy lên những đồn đoán dữ dội về việc, liệu đây có phải là xác máy bay Rafale của Ấn Độ hay không. Ảnh:@dainiktribuneonline.

Đống đổ nát trong bức ảnh là một khối vật liệu hỗn độn bị hư hỏng nghiêm trọng. Chúng được treo lơ lửng giữa không trung bằng cáp xe cần cẩu. Các mảnh vỡ chứa kim loại và vật liệu composite, với các cạnh lởm chởm, bề mặt cháy đen cho thấy đống đổ nát này đã tiếp xúc với nhiệt độ cực cao, có thể là từ một vụ nổ hoặc hỏa hoạn nào đó. Ảnh: @dainiktribuneonline.

Không có bất kỳ hình dáng máy bay nào có thể được nhận ra ngay lập tức, khiến việc nhận dạng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, khi kiểm tra kỹ hơn, một số bộ phận của mảnh vỡ nổi bật có khả năng chỉ ra một loại máy bay cụ thể. Ảnh: @dainiktribuneonline.

Đặc điểm đáng chú ý nhất là sự hiện diện của các thành phần giống như cánh hình tam giác trong đống đổ nát, một đặc điểm thường thấy ở một số máy bay chiến đấu. Cánh hình tam giác rộng được thiết kế để tăng cường lực nâng và khả năng cơ động, và đây cũng là đặc điểm chính của máy bay chiến đấu Rafale Ấn Độ. Ảnh: @dainiktribuneonline.

Trong đống đổ nát, cấu trúc giống như cánh này bị hư hỏng nặng, với các cạnh bị rách, vỡ lởm chởm, bề mặt của chúng phủ đầy vết cháy, cho thấy chúng đã phải chịu nhiệt độ cao và áp lực vật lý. Vết cháy khắt nghiệt đến mức che khuất mọi lớp sơn, số sê-ri tiềm ẩn, hoặc dấu hiệu có thể có, chẳng hạn như cờ Ấn Độ hoặc văn bản, hoa văn in, vốn thường thấy trên cánh hoặc thân máy bay Rafale. Ảnh: @dainiktribuneonline.

Rafale được trang bị các cánh canard (là bất kỳ cánh máy bay nằm ngang nào được gắn phía trước cánh chính lớn) giúp tăng cường độ ổn định và khả năng cơ động ở góc tấn công cao. Nhưng trong ảnh, không có cấu trúc nào giống cánh canard có thể nhận thấy được, có thể là do mức độ hư hỏng nghiêm trọng. Ảnh: @dainiktribuneonline.

Các cánh canard thường được làm bằng vật liệu composite nhẹ, có thể đã bị phá hủy hoàn toàn trong vụ tai nạn, hoặc bị vỡ tan khi va chạm, hoặc bị thiêu rụi trong đám cháy sau đó. Hoặc chúng có thể bị chôn vùi trong khối đổ nát rối rắm, bị che khuất khỏi tầm nhìn bởi các mảnh kim loại và composite chồng lên nhau. Ảnh: @dainiktribuneonline.

Phần mũi của Rafale có hình dạng nhọn và chứa radar mảng pha quét điện tử chủ động Thales RBE2-AA tiên tiến, có khả năng phát hiện mục tiêu cách xa tới 200 km, và phần này cũng không nhìn thấy được trong đống đổ nát. Ảnh: @dainiktribuneonline.

Một khía cạnh quan trọng trong đống đổ nát là sự hiện diện tàn tích của các bộ phận động cơ, đặc biệt là ở phần sau của đống đổ nát. Đống đổ nát bao gồm cấu trúc có thể là các bộ phận của hai động cơ, bị hư hỏng nặng và bị cháy đen do nhiệt và lửa gây ra. Ảnh: @dainiktribuneonline.

Rafale là máy bay chiến đấu hai động cơ, được trang bị hai động cơ phản lực cánh quạt Snecma M88-2, mỗi động cơ tạo ra lực đẩy 75 kN với bộ đốt sau. Các động cơ này được bố trí gần nhau ở phía sau thân máy bay, một lựa chọn thiết kế giúp giảm thiểu lực cản và giúp tăng cường hiệu suất. Trong bức ảnh, phần sau của xác máy bay cho thấy hai hình trụ, mặc dù chúng bị vỡ vụn và cháy xém, nhưng cho thấy cấu hình động cơ kép phù hợp với thiết kế của Rafale. Ảnh: @Wikipedia.

Sự hiện diện của hai mảnh động cơ này là một manh mối quan trọng, vì nó giúp thu hẹp khả năng là máy bay có hai động cơ như Rafale, trong khi loại trừ các máy bay chiến đấu một động cơ. Ảnh: @iStock.

Đống đổ nát cũng thiếu một đặc điểm quan trọng khác có thể giúp phân biệt giữa các loại máy bay chiến đấu: đuôi thẳng đứng kép, đặc điểm của Sukhoi Su-30MKI. Su-30, một máy bay chiến đấu hai động cơ, có đuôi kép thẳng đứng mang lại sự ổn định và kiểm soát tốt trong các thao tác tốc độ cao. Trong bức ảnh đổ nát, không thấy mảnh vỡ đuôi kép thẳng đứng nào, điều này cho thấy đống đổ nát không phải của Su-30. Ảnh: @Wikipedia.

Quan sát này rất quan trọng, vì nó giúp loại trừ một trong những ứng cử viên tiềm năng như Su-30, khiến Rafale có nhiều khả năng xảy ra hơn trong số các máy bay hai động cơ có cánh tam giác. Ảnh: @Sputnik India.

Còn Mirage 2000, một máy bay phản lực khác của Pháp, có chung thiết kế cánh tam giác được trang bị một động cơ Snecma M53 duy nhất, khiến nó khác biệt với thiết lập động cơ đôi của Rafale. Những tàn tích động cơ kép rõ ràng giúp loại trừ máy bay Mirage 2000 là ứng cử viên. Ảnh: @Getty.

Các máy bay chiến đấu khác có thể được xem xét bao gồm F-16 do Mỹ sản xuất, JF-17 Thunder của Trung Quốc-Pakistan và Chengdu J-10. F-16 là máy bay chiến đấu một động cơ với cánh thông thường, không phải hình tam giác lớn, và không có cánh canard, khiến chúng có cấu trúc khác với Rafale. Ảnh: @Wikipedia.

Tóm lại, bức ảnh cho thấy đống đổ nát này có thể thuộc về một chiếc Rafale, xét đến hình dạng cánh tam giác và những phần còn lại của động cơ đôi, chúng phù hợp với thiết kế của Rafale, so với các máy bay khác như Su-30, Mirage 2000, F-16, JF-17 hoặc J-10. Ảnh: @dainiktribuneonline.

Dassault Rafale, máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4.5, đã phục vụ trong Không quân Ấn Độ kể từ năm 2020 khi 36 máy bay phản lực này được giao theo một thỏa thuận trị giá 8,7 tỷ đô la. Rafale dài 15,27 mét với sải cánh 10,9 mét và nặng khoảng 10 tấn khi rỗng. Hai động cơ phản lực cánh quạt Snecma M88-2 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 1,8 (tương đương khoảng 2.222 km/h) và bán kính chiến đấu vượt quá 1.850 km. Ảnh: @19FortyFive.

Thiết kế cánh tam giác của máy bay phản lực, kết hợp với cánh canard, mang lại khả năng cơ động đặc biệt, đặc biệt là ở góc tấn công cao. Bộ thiết bị điện tử hàng không của nó bao gồm radar Thales RBE2-AA và hệ thống tác chiến điện tử SPECTRA, cung cấp khả năng phát hiện mối đe dọa 360 độ và các biện pháp đối phó như gây nhiễu và triển khai mồi nhử. Ảnh: @Aeroflap.