Xây dựng nông thôn mới với tư duy đổi mới
Khắc phục khó khăn, tạo 'sức bật' trong xây dựng nông thôn mới, từ sự thay đổi trong tư duy của người dân, chính quyền địa phương và sự linh hoạt trong việc lồng ghép các nguồn lực được phân bổ trên địa bàn chính là 'chìa khóa' để vừa bảo đảm mục tiêu của các chương trình, đồng thời đạt được các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới.
Nhờ xây dựng các tiêu chí nông thôn mới đều hướng tới nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nên được người dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia, từ năm 2012 đến nay, người dân trong xã Nhị Khê (huyện Thường Tín) đã đóng góp trên 28 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới với một tinh thần đầy trách nhiệm và rất tự hào; là xã đầu tiên của thành phố đủ điều kiện đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu. Bên cạnh đó, người dân xã Nhị Khê, huyện Thường Tín chọn khai thác thế mạnh nghề truyền thống làm khâu đột phá để nâng cao đời sống.
Còn ở xã Tân Tiến, một xã vùng trũng của huyện Chương Mỹ, mỗi mùa mưa bão sống chung với lũ lại chọn cách khai thác thế mạnh nông nghiệp. Cây bưởi và dưa chuột vụ đông là thế mạnh giúp người dân Tân Tiến có đời sống khấm khá lên. Ngoài ra, việc huy động sức dân tham gia xây dựng nông thôn mới là cách mà Tân Tiến đã đạt được các tiêu chí nông thôn mới nâng cao.
Đến thời điểm này, Hà Nội đã có 191 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; các chỉ tiêu về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu, huyện nông thôn mới đã vượt chỉ tiêu.
Chọn khâu đột phá để làm, trong đó quan trọng nhất chính là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; sự đoàn kết đồng lòng và quyết tâm của người dân cùng với chính quyền địa phương, đã đưa Hà Nội là đơn vị dẫn đầu cả nước về nông thôn mới.
Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/nong-thon-moi-can-tu-duy-doi-moi-296746.htm