1. Đại dịch cúm Nga (1889 - 1890). Số ca tử vong: Khoảng 1 triệu người. Virus gây bệnh: H3N8 hoặc H2N2 (giả thuyết). Ảnh: The Walrus.
Đại dịch này xuất phát từ Nga, sau đó lan sang châu Âu, Bắc Mỹ và toàn cầu chỉ trong vài tháng. Đây là đại dịch đầu tiên được ghi nhận rộng rãi nhờ các tiến bộ trong truyền thông báo chí và y học hiện đại. Ảnh: History.com.
2. Đại dịch cúm Tây Ban Nha (1918 - 1919). Số ca tử vong: 50 - 100 triệu người. Virus gây bệnh: H1N1. Ảnh: Pinterest.
Đại dịch cúm chết chóc nhất trong lịch sử hiện đại này xảy ra trên quy mô toàn cầu, nguồn gốc không được xác định rõ ràng. Đại dịch này gây ra tình trạng thiếu hụt nhân lực lao động, làm suy yếu nhiều nền kinh tế sau Thế chiến I. Ảnh: Pinterest.
3. Đại dịch cúm châu Á (1957 - 1958). Số ca tử vong: Khoảng 1 - 2 triệu người. Virus gây bệnh: H2N2. Ảnh: historytoday.com.
Đại dịch này xuất hiện từ miền Nam Trung Quốc, sau đó lan ra toàn cầu, khiến hệ thống y tế nhiều quốc gia bị quá tải. Dù vậy, vaccine đã được phát triển nhanh chóng, giúp giảm bớt số ca tử vong và dập tắt dịch bệnh chết chóc này. Ảnh: Stories.uq.edu.au.
4. Đại dịch cúm Hồng Kông (1968 - 1969). Số ca tử vong: Khoảng 1 - 4 triệu người. Virus gây bệnh: H3N2. Ảnh: News.gatech.edu.
Đại dịch này xuất hiện lần đầu tại Hồng Kông vào tháng 7/1968, sau đó lan nhanh sang Mỹ và châu Âu do sự gia tăng di chuyển quốc tế thời điểm đó. Dù số ca tử vong cao, nền y học đã có nhiều tiến bộ, giúp kiểm soát dịch bệnh nhanh hơn so với các đại dịch cúm trước. Ảnh: The Week.
5. Đại dịch cúm lợn (2009 - 2010). Số ca tử vong: 151.000 - 575.000 người. Virus gây bệnh: H1N1 (chủng mới). Ảnh: Live Science.
Đại dịch này xuất hiện lần đầu ở Mexico, sau đó lây lan ra toàn cầu. Hậu quả: Tuy số ca tử vong thấp hơn các đại dịch trước, nhưng sự lây lan nhanh chóng của virus khiến WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Ảnh: Spiegel.
Mời quý độc giả xem video: Cảnh báo dịch vụ làm giả bill chuyển tiền trên mạng xã hội.
T.B (tổng hợp)