Ai không nên lạm dụng bột sắn dây?

Bột sắn dây không chỉ có giá trị về dinh dưỡng, chế biến được thành nhiều món ăn, nước uống có lợi cho sức khỏe nhất là vào những ngày hè oi nóng. Tuy nhiên, không phải ai cũng dùng được bột sắn dây.

Ngoài ra, nếu lạm dụng hoặc sử dụng sai cách, bột sắn dây sẽ gây bất lợi cho sức khỏe của bạn nhất là trẻ em và phụ nữ có thai.

Bột sắn dây không chỉ có giá trị về dinh dưỡng, chế biến được thành nhiều món thức ăn, nước uống có lợi cho sức khỏe nhất là vào những ngày hè oi nóng.

Bột sắn dây không chỉ có giá trị về dinh dưỡng, chế biến được thành nhiều món thức ăn, nước uống có lợi cho sức khỏe nhất là vào những ngày hè oi nóng.

Thành phần dinh dưỡng của bột sắn dây

Sắn dây có hàm lượng carbohydrate tự nhiên cao, tinh bột sắn có thể được chiết xuất và làm thành bột làm bánh, nguyên liệu nấu chè, làm nước giải khát, nguyên liệu cho các món súp, cháo…

Theo y học cổ truyền, tinh bột sắn dây vị ngọt, tính mát, vào được các kinh tỳ, vị và phế. Bột sắn dây còn có công dụng tán nhiệt, tuyên độc, giải biểu, thấu chẩn, sinh tân dịch, chỉ tả, giải co giật, chỉ khát, giải độc rượu, thoái nhiệt, giải cơ và thăng đề vị khí; thường được dùng để chữa chứng biểu nhiệt, làm cho ra mồ hôi, tiêu độc, chữa đau vai gáy, viêm họng, nhức đầu.

Bột sắn dây có khả năng giúp cải thiện các dấu hiệu trao đổi chất, chẳng hạn như lượng đường trong máu và mức cholesteron. làm giảm tốc độ tiêu hóa thức ăn, hỗ trợ ngăn ngừa các căn bệnh do rối loạn trao đổi chất như béo phì, tiểu đường và các bệnh tim mạch.

Những người không nên dùng bột sắn dây

Bột sắn dây tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể uống được. Bất kể thứ gì cũng vậy, ăn quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Những người dưới đây được khuyến cáo không nên dùng bột sắn dây:

- Người có cơ địa mệt mỏi, hay lạnh tay chân.

- Người đang sốt có cảm giác lạnh.

- Ở phụ nữ có thai cần được tham vấn bởi bác sĩ chuyên khoa.

-Người mắc bệnh phong hàn, cảm lạnh, huyết áp thấp không nên uống bột sắn dây.

- Đối với trẻ em, bột sắn dây nếu dùng sống sẽ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Nếu cho trẻ ăn cần quấy chín bột sắn sẽ làm cho tính hàn giảm bớt, đồng thời vừa dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn.

-Đối với phụ nữ trong thai kỳ, nếu cơ thể bạn đang nóng thì uống nước sắn dây là rất tốt, nhưng nếu bạn thấy người mình đang lạnh, cơ thể mệt mỏi có biểu hiện tụt huyết áp thì bạn không nên uống vì sắn dây sẽ làm tăng tính lạnh của cơ thể bạn làm bạn mệt mỏi hơn.

Trường hợp thai phụ có dấu hiệu bị động thai, mà do dạ con co bóp nhiều thì không được dùng bột sắn dây.

Bột sắn dây có khả năng giúp cải thiện các dấu hiệu trao đổi chất

Bột sắn dây có khả năng giúp cải thiện các dấu hiệu trao đổi chất

Những điều cần lưu ý khi uống bột sắn dây

- Không nên sử dụng quá nhiều bột sắn dây hay lạm dụng bột sắn dây. Chỉ nên uống 1 lần/ngày hoặc nếu đắp mặt nạ thì 1 - 2 lần/tuần.

- Không sử dụng bột sắn dây khi còn sống hoặc lúc bụng đói.

- Khi uống bột sắn dây thì không nên cho quá nhiều đường.

- Lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua bột sắn dây nguyên chất, không trộn lẫn tạp chất.

- Không kết hợp bột sắn dây với hoa sen, hoa nhài, hoa bưởi và mật ong vì có thể gây chướng bụng, đầy hơi.

Cách pha bột sắn dây đúng và đảm bảo.

Để pha sắn dây đúng và ngon nhất bạn nên chuẩn bị các nguyên liệu sau: Bột sắn dây nguyên chất, chuẩn chất lượng, nước sôi, chanh, đường.

Thực hiện như sau:

Bước 1: Cho một muỗng bột sắn dây vào ly, sau đó đổ nước sôi vào ly. Lưu ý rằng, bạn nên vừa đổ nước sôi vừa quấy hỗn hợp sắn dây để bột được chín đều và không bị vón lại thành cục.

Bước 2: Hòa tan tinh bột sắn dây với nước lạnh, cho vào nồi vừa đun, vừa quấy đều, đến khi chín sắn dây rồi mới sử dụng. Bạn trộn đều hỗn hợp, thêm chanh, đường rùy ý và có thể sử dụng ngay.

Bs Nguyễn Thu

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/ai-khong-nen-lam-dung-bot-san-day-16924061322161552.htm