Bài tập tốt cho người bệnh cường lách

Khi bị cường lách, người bệnh thường yếu ớt, dễ mệt mỏi, thiếu máu… Việc tập luyện thường xuyên giúp người bệnh tăng cường lưu thông máu, cải thiện sức khỏe.

1.Vai trò của tập luyện với người bệnh cường lách

Cường lách có thể do nhiều nguyên nhân gây nên với biểu hiện đau ở bụng trên bên trái, số lượng hồng cầu giảm, tăng nguy cơ nhiễm trùng, cảm giác no ngay cả khi không ăn, sốt cao, người yếu ớt, lách to… Việc tập luyện khi người bệnh bị cường lách giúp:

Cải thiện tuần hoàn máu.
Giảm đau cục bộ.
Tăng cường miễn dịch, nâng cao sức khỏe.
Cải thiện giấc ngủ.
Giảm căng thẳng.

Khi bị cường lách người bệnh thường yếu ớt, dễ mệt mỏi, thiếu máu…

Khi bị cường lách người bệnh thường yếu ớt, dễ mệt mỏi, thiếu máu…

2.Bài tập tốt cho người bệnh cường lách

Xung quanh vị trí của lách trong cơ thể có khoảng 35 cơ lõi, đây là các cơ có tác dụng hỗ trợ và ổn định cơ thể khi đi bộ, chạy và thực hiện nhiều hoạt động khác. Với người bệnh cường lách, tập luyện các vùng cơ này có thể thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn và làm giảm cơn đau cục bộ.

Khi thực hiện các bài tập này nên chậm rãi cảm nhận các cơ cốt lõi đang hoạt động và giữ nguyên mỗi bài trong 5- 6 giây, thực hiện 8- 12 lần lặp lại và 1 - 3 hiệp cho mỗi bài tập. Các bài tập gồm:

Gập bụng

Nằm ngửa, đặt chân lên ghế hoặc tường.

Giữ đầu gối ở góc 90 độ.

Đặt tay lên ngực.

Kéo rốn vào cột sống để kích hoạt các cơ bụng sâu.

Từ từ nâng đầu và vai lên khỏi sàn, dừng lại một đến hai giây, sau đó trở lại sàn.

Tư thế chim- chó (Bird Dog)

Bắt đầu bằng tư thế quỳ trên hai gối, hai bàn tay chống xuống sàn.

Nâng chân trái thẳng ra sau, hạ xuống, sau đó nâng chân phải.

Tiếp theo, hãy thử nâng chân trái và tay phải cùng lúc, sau đó đổi bên.

Tư thế chim chó.

Tư thế chim chó.

Động tác nâng tay, chân

Nằm sấp trên sàn.

Nâng cánh tay phải và chân trái lên khỏi sàn.

Đối với bài tập nâng cao hơn, hãy nâng cả hai tay và cả hai chân lên khỏi sàn cùng lúc. Bạn có thể bắt đầu với hai tay ở hai bên và sau đó tiến tới hai tay trên đầu.

Plank

Nằm sấp với cẳng tay đặt thẳng trên sàn dọc theo vai.

Nâng hông lên khỏi sàn với lưng thẳng sao cho bạn chỉ tựa vào cẳng tay và ngón chân.

Tập trung vào các cơ ở hông, bụng và lưng dưới.

Giữ trong năm đến sáu giây.

Tư thế cây cầu

Nằm ngửa, hai tay để dọc theo hai bên thân.

Siết chặt cơ mông và cơ bụng, sau đó nâng hông lên khỏi sàn.

Giữ cơ thể thẳng với vai và gót chân trên sàn.

Người bệnh cường lách cũng có thể tập thái cực quyền hoặc các hoạt động thể chất khác như đi bộ, tập thở, thiền…

Người bệnh cường lách cũng có thể tập thái cực quyền hoặc các hoạt động thể chất khác như đi bộ, tập thở, thiền…

Gập bụng khi nằm

Nằm ngửa, đầu gối cong, hai tay đưa thẳng qua đầu hoặc đan với nhau sau gáy.

Gập người lên từ từ và nhấc chân lên khỏi sàn.

Xoay người, cố gắng chạm khuỷu tay trái vào đầu gối phải.

Ngoài các bài tập này, người bệnh cường lách cũng có thể thực hiện các hoạt động thể chất nhẹ nhàng khác như đi bộ, tập thở, thiền, thái cực quyền…

3. Những lưu ý cần thiết khi tập luyện với người bệnh cường lách

Thời điểm tập tốt trong ngày: Người bệnh cường lách nên thực hiện bài tập vào buổi sáng để tạo năng lượng cho cả ngày. Tuy nhiên, nếu không có thời gian thì có thể tập vào buổi tối nhưng chú ý không tập ngay sau khi ăn no và ngay trước khi đi ngủ.

Khi bệnh ở giai đoạn cấp: Hay khi cơ thể mệt mỏi thì nên dừng tập luyện và chỉ tập luyện trở lại khi cơ thể khỏe mạnh hơn.

Cách tập không gây hại sức khỏe:

Kéo giãn trước khi tập luyện: Kéo giãn giúp cơ thể chuẩn bị cho hoạt động thể chất, tăng cường độ linh hoạt và giảm đau nhức. Trong một số trường hợp, nó thậm chí có thể là một bài tập độc lập. Kéo giãn thường xuyên có thể tăng phạm vi chuyển động của từng nhóm cơ lên tới 2,4 độ mỗi tuần.

Thực hiện các bài tập chậm rãi: Dành thời gian cho từng bài tập. Đảm bảo rằng bạn cảm thấy thoải mái với bài tập trước khi tăng tốc độ.

Duy trì đủ nước: Cơ thể mất rất nhiều nước và chất điện giải trong quá trình tập luyện. Nếu không bổ sung đủ nước đã mất, bạn có thể nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi và mất nước. Uống nước là cách tốt nhất để duy trì năng lượng trong suốt quá trình tập luyện và ngăn ngừa đau nhức cơ. Duy trì đủ nước cũng rất cần thiết để tối đa hóa thời gian phục hồi.

Không tập quá sức: Tập thể dục làm căng cơ và bạn phải để cơ phục hồi thích hợp trước khi tập lại.

Tránh các hoạt động gắng sức: Chạy, thể thao đối kháng và cử tạ là những hoạt động không nên làm khi bị cường lách. Những hoạt động này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh và kéo dài quá trình chữa lành.

Tránh xa các môn thể thao có sự tiếp xúc giữa người với người, vì ngay cả khuỷu tay hoặc vai chạm vào bụng cũng có thể gây vỡ lách.

Đừng bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo và lắng nghe cơ thể

Trong quá trình tập luyện, bạn nên hít vào từ từ bằng mũi và thở ra bằng miệng để giúp giải phóng căng cơ tốt hơn. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào như đau bụng, đau nhức hoặc sưng trong hoặc sau khi tập thể dục, đừng bỏ qua chúng. Đây có thể là dấu hiệu của các biến chứng liên quan đến lá lách và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Mời bạn xem thêm video

Tuyệt vời lợi ích sức khỏe của việc tập thể dục cuối tuần | SKĐS

DS Nguyễn Thị Hồng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/bai-tap-tot-cho-nguoi-benh-cuong-lach-169240811190848375.htm