Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người dân tộc Thái thôn Lặn Ngoài (Bá Thước)

Những năm gần đây, các sản phẩm dệt bằng tay được các bà, các mẹ và các chị ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm (Bá Thước) bảo tồn, gìn giữ, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào Thái nơi miền Tây xứ Thanh.

Vidio: Bảo tồn làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống gắn với phát triển du lịch

Nghề dệt thổ cẩm bắt đầu xuất hiện ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước từ thế kỷ XVIII (khoảng năm 1749). Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, bắt đầu từ khi thôn Lặn Ngoài mới thành lập với thế hệ dòng họ Hà và dòng họ Lò.

Trang phục của người Thái ở thôn Lặn Ngoài do chính tay những người phụ nữ nơi đây dệt nên. Họ dệt vải cho cả gia đình. Với họ, dệt vải là công việc hết sức quan trọng mà cô gái nào cũng phải biết.

Trang phục của người Thái ở thôn Lặn Ngoài do chính tay những người phụ nữ nơi đây dệt nên. Họ dệt vải cho cả gia đình. Với họ, dệt vải là công việc hết sức quan trọng mà cô gái nào cũng phải biết.

Theo phong tục của người Thái nơi đây, những bé gái ngay từ nhỏ đã học từ bà, từ mẹ cách quay sợi, kéo sợi, dệt vải.

Theo phong tục của người Thái nơi đây, những bé gái ngay từ nhỏ đã học từ bà, từ mẹ cách quay sợi, kéo sợi, dệt vải.

Đến khi lấy chồng, các cô gái phải có những bộ váy, áo, trang phục tự tay mình dệt để mang về nhà chồng. Bởi thế mà các cô gái ở thôn Lặn Ngoài ai cũng biết dệt vải và các kỹ năng may vá, thêu thùa, công việc dệt vải được trau dồi từng ngày.

Người dân thôn Lặn Ngoài đang khôi phục lại nghề trồng dâu, nuôi tằm.

Người dân thôn Lặn Ngoài đang khôi phục lại nghề trồng dâu, nuôi tằm.

Có giai đoạn nghề dệt thổ cẩm nơi đây đứng trước nguy cơ bị mai một. Để khôi phục làng nghề truyền thống, chính quyền và người dân đã có nhiều nỗ lực để phát huy hiệu quả nghề dệt, tạo sinh kế bền vững cho Nhân dân, như: xây dựng mô hình trồng dâu nuôi tằm, trồng cây bông để lấy sợi phục vụ dệt thổ cẩm...

Sản phẩm thổ cẩm của người dân rất đa dạng về mẫu mã...

Sản phẩm thổ cẩm của người dân rất đa dạng về mẫu mã...

Đến nay, toàn thôn có 83 hộ với 215 người lao động tham gia nghề dệt thổ cẩm, 71 khung cửi và 13 điểm trưng bày. Sản phẩm thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài rất đa dạng như: Khăn quàng, váy, áo, mũ, gối, khăn trải bàn, đệm ghế, túi thêu,... với những nét họa tiết, hoa văn phong phú mang giá trị nghệ thuật cao, phản ánh sự khéo léo của những người thợ lành nghề nơi đây.

Các hoa văn thêu trên váy, áo đều mô phỏng các con vật, loài cây trên rừng, hay các vì sao trên trời... tất cả đều gần gũi, thân thuộc với người Thái, với triết lý sống hòa hợp thiên nhiên.

Các hoa văn thêu trên váy, áo đều mô phỏng các con vật, loài cây trên rừng, hay các vì sao trên trời... tất cả đều gần gũi, thân thuộc với người Thái, với triết lý sống hòa hợp thiên nhiên.

Nghệ nhân Lò Thị Dần, 66 tuổi ở thôn Lặn Ngoài biết đến nghề dệt thổ cẩm từ năm 14 tuổi

Nghệ nhân Lò Thị Dần, 66 tuổi ở thôn Lặn Ngoài biết đến nghề dệt thổ cẩm từ năm 14 tuổi

Việc duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài ngoài đã thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, mua sắm các sản phẩm từ thổ cẩm, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân, đồng thời gìn giữ nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái nơi đây.

Đến với thôn Lặn Ngoài, du khách còn được xem bà con dệt thổ cẩm, sử dụng những sản phẩm, trang phục Thái từ dệt thổ cẩm.

Đến với thôn Lặn Ngoài, du khách còn được xem bà con dệt thổ cẩm, sử dụng những sản phẩm, trang phục Thái từ dệt thổ cẩm.

Tiến Đông

Nguồn Thanh Hóa: http://baothanhhoa.vn/van-hoa-giai-tri/bao-ton-nghe-det-tho-cam-truyen-thong-cua-nguoi-dan-toc-thai-thon-lan-ngoai-ba-thuoc-nbsp/185642.htm