Bến Nhà Rồng và dấu ấn ở thành phố mang tên Bác

Ngày 5/6/1911, từ Bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên Nguyễn Tất Thành bắt đầu hành trình ra nước ngoài tìm đường cứu nước.

Bến Nhà Rồng nằm sát bờ sông Sài Gòn, nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

Bến Nhà Rồng nằm sát bờ sông Sài Gòn, nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TPHCM hiện tọa lạc trên đường Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, TPHCM.

Đây là một trong những đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, đồng thời cũng là một chi nhánh nằm trong Hệ thống các Bảo tàng và Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước.

Bảo tàng đặt trong ngôi nhà trước đây là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng đế (Messageries Impériales) - một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn.

Ngôi nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 và hoàn thành vào năm 1863 với lối kiến trúc phương Tây, trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "Lưỡng long chầu nguyệt" - một kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa Việt Nam.

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TPHCM đã thực sự trở thành một trung tâm giáo dục về lịch sử cách mạng, về tư tưởng đạo đức và cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bảo tàng đã đón tiếp trên 30 triệu lượt khách tham quan từ khắp nơi trong nước và khách quốc tế, đặc biệt có hàng trăm đoàn nguyên thủ quốc gia và cao cấp các nước đến thăm viếng, tìm hiểu nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Dưới đây là những hình ảnh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TPHCM:

Nhiều tranh, ảnh về cuộc đời hoạt động cách mạng và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trưng bày bên ngoài hành lang Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TPHCM.

Nhiều tranh, ảnh về cuộc đời hoạt động cách mạng và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trưng bày bên ngoài hành lang Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TPHCM.

Ngày 5/6/1911, từ Sài Gòn, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville (Pháp) lấy tên là Văn Ba, bắt đầu chuyến hành trình tìm đường cứu nước kéo dài 30 năm. Trong ảnh là một sinh viên tìm hiểu về hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ.

Ngày 5/6/1911, từ Sài Gòn, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville (Pháp) lấy tên là Văn Ba, bắt đầu chuyến hành trình tìm đường cứu nước kéo dài 30 năm. Trong ảnh là một sinh viên tìm hiểu về hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ.

Không gian trưng bày của bảo tàng "Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo đường lối của V.I Lênin và sáng lập chính đảng đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam (1920-1930)"

Không gian trưng bày của bảo tàng "Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo đường lối của V.I Lênin và sáng lập chính đảng đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam (1920-1930)"

Du khách tham quan tại tầng trệt của bảo tàng.

Du khách tham quan tại tầng trệt của bảo tàng.

Bức tranh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với các anh hùng dũng sĩ miền Nam năm 1965”.

Bức tranh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với các anh hùng dũng sĩ miền Nam năm 1965”.

Tượng Bác Hồ bên cạnh sơ đồ hành trình tìm được cứu nước của Bác tại không gian chủ đề 3: "Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và chỉ đạo cuộc đấu tranh giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (1954-1969)"

Tượng Bác Hồ bên cạnh sơ đồ hành trình tìm được cứu nước của Bác tại không gian chủ đề 3: "Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và chỉ đạo cuộc đấu tranh giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (1954-1969)"

Thùng tưới được Bác Hồ dùng tưới cây vú sữa do nhân dân miền Nam gửi tặng.

Thùng tưới được Bác Hồ dùng tưới cây vú sữa do nhân dân miền Nam gửi tặng.

Em Nguyễn Ngọc Trâm, 19 tuổi, sinh viên Trường ĐH Văn Hóa TPHCM tham quan bảo tàng.

Em Nguyễn Ngọc Trâm, 19 tuổi, sinh viên Trường ĐH Văn Hóa TPHCM tham quan bảo tàng.

Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng do Trường ĐH Mỹ thuật TPHCM tặng.

Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng do Trường ĐH Mỹ thuật TPHCM tặng.

Xe hơi hiệu PEUGEOT do Việt Kiều Pháp gửi tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1964.

Xe hơi hiệu PEUGEOT do Việt Kiều Pháp gửi tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1964.

Cẩm Anh

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/ben-nha-rong-va-dau-an-o-thanh-pho-mang-ten-bac-post686326.html