Bí ẩn khủng long 100 triệu tuổi ngủ cuộn tròn y hệt chim

Tư thế cuộn tròn như 'gà con' trong hóa thạch khủng long cổ đại khiến các nhà khoa học sửng sốt trước bằng chứng tiến hóa chưa từng thấy.

Khi tiến hành khai quật tại địa điểm Nemegt thuộc lưu vực Nemegt ở sa mạc Gobi của Mông Cổ, các nhà cổ sinh vật học đến từ trường Đại học Hokkaido bất ngờ tìm thấy bộ xương động vật thời tiền sử. Ảnh: @Đại học Hokkaido.

Khi tiến hành khai quật tại địa điểm Nemegt thuộc lưu vực Nemegt ở sa mạc Gobi của Mông Cổ, các nhà cổ sinh vật học đến từ trường Đại học Hokkaido bất ngờ tìm thấy bộ xương động vật thời tiền sử. Ảnh: @Đại học Hokkaido.

Đó là bộ xương của khủng long giống chim có tên là Jaculinykus yaruui, thuộc chi khủng long alvarezsaurid. Ảnh: @Đại học Hokkaido.

Đó là bộ xương của khủng long giống chim có tên là Jaculinykus yaruui, thuộc chi khủng long alvarezsaurid. Ảnh: @Đại học Hokkaido.

Jaculinykus yaruui đã từng lang thang trên hành tinh của chúng ta vào thời kỳ Campanian thuộc Kỷ Phấn trắng muộn, cách đây từ 72 - 84 triệu năm trước. Ảnh: @Đại học Hokkaido.

Jaculinykus yaruui đã từng lang thang trên hành tinh của chúng ta vào thời kỳ Campanian thuộc Kỷ Phấn trắng muộn, cách đây từ 72 - 84 triệu năm trước. Ảnh: @Đại học Hokkaido.

Hóa thạch của loài Jaculinykus yaruui rất hiếm được tìm thấy trên toàn cầu, chủ yếu được biết đến ở châu Á hoặc Nam Mỹ. Và bộ xương của loài khủng long chim này là lần đầu tiên được tìm thấy tại Mông Cổ. Ảnh: @Đại học Hokkaido.

Hóa thạch của loài Jaculinykus yaruui rất hiếm được tìm thấy trên toàn cầu, chủ yếu được biết đến ở châu Á hoặc Nam Mỹ. Và bộ xương của loài khủng long chim này là lần đầu tiên được tìm thấy tại Mông Cổ. Ảnh: @Đại học Hokkaido.

Bộ xương được tìm thấy gần như hoàn chỉnh, chỉ thiếu vài mảnh nhỏ ở phần hộp sọ của loài Jaculinykus yaruui. Ảnh: @Đại học Hokkaido.

Bộ xương được tìm thấy gần như hoàn chỉnh, chỉ thiếu vài mảnh nhỏ ở phần hộp sọ của loài Jaculinykus yaruui. Ảnh: @Đại học Hokkaido.

Nhà cổ sinh vật học Kohta Kubo thuộc Đại học Hokkaido và các đồng nghiệp cho biết: “Đáng chú ý, cách bảo tồn của bộ xương này cho thấy tư thế ngủ điển hình của loài khủng long chim. Nghĩa là cách bảo tồn bộ xương này phản ánh tư thế ngủ giống loài chim hiện đại với cổ và đuôi cong, chân sau gập lại dưới xương chậu. Tư thế ngủ này rõ ràng khác với tư thế thường thấy ở loài khủng long chân thú”. Ảnh: @Đại học Hokkaido.

Nhà cổ sinh vật học Kohta Kubo thuộc Đại học Hokkaido và các đồng nghiệp cho biết: “Đáng chú ý, cách bảo tồn của bộ xương này cho thấy tư thế ngủ điển hình của loài khủng long chim. Nghĩa là cách bảo tồn bộ xương này phản ánh tư thế ngủ giống loài chim hiện đại với cổ và đuôi cong, chân sau gập lại dưới xương chậu. Tư thế ngủ này rõ ràng khác với tư thế thường thấy ở loài khủng long chân thú”. Ảnh: @Đại học Hokkaido.

Hiện bộ xương này được lưu giữ tại Viện Cổ sinh vật học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Mông Cổ ở Ulaanbaatar, thủ đô của Mông Cổ. Ảnh: @Đại học Hokkaido.

Hiện bộ xương này được lưu giữ tại Viện Cổ sinh vật học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Mông Cổ ở Ulaanbaatar, thủ đô của Mông Cổ. Ảnh: @Đại học Hokkaido.

Mời Quý Độc Giả cùng xem video: “Mở” xác ướp 3.000 năm của Pharaoh Ai Cập: Dung mạo thật "gây sốc" và những bí mật động trời. Nguồn video: @VGT TV - Đời Sống.

Thiên Đăng (Theo Sci.news)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/bi-an-khung-long-100-trieu-tuoi-ngu-cuon-tron-y-het-chim-post1553915.html