Châu Âu áp thuế lên tới 48%, quyết chặn Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng

Thông báo của EU về việc tăng mạnh thuế quan đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc đánh dấu một trở ngại lớn đối với nỗ lực của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong việc thuyết phục Brussels không tuân theo lập trường ngày càng cứng rắn của Washington về thương mại.

Các mức thuế theo kế hoạch của EU, sau cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng về các khoản trợ cấp của Trung Quốc, đã được quyết định bất chấp cảnh báo từ Bắc Kinh rằng việc áp dụng các biện pháp trừng phạt sẽ làm gián đoạn hợp tác thương mại và kinh tế.

Các mức thuế theo kế hoạch của EU, sau cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng về các khoản trợ cấp của Trung Quốc, đã được quyết định bất chấp cảnh báo từ Bắc Kinh rằng việc áp dụng các biện pháp trừng phạt sẽ làm gián đoạn hợp tác thương mại và kinh tế.

Ủy ban Châu Âu vừa thông báo cho các nhà sản xuất ô tô hôm thứ Tư tuần này rằng họ sẽ tạm thời áp dụng mức thuế bổ sung từ 17 đến 38% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc từ tháng tới. Các mức thuế này sẽ được áp dụng cùng với mức thuế 10% hiện có đối với tất cả các xe điện của Trung Quốc, tùy thuộc vào mức độ họ tuân thủ cuộc điều tra chống trợ cấp của EU đối với các nhà sản xuất ô tô điện được công bố vào tháng 9 năm ngoái.

Những nhà xuất khẩu lớn bao gồm BYD, nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới và Geely sẽ phải chịu mức thuế bổ sung từ 17 đến 20%. Ủy ban cho biết các thương hiệu châu Âu như Mercedes và Renault xuất khẩu xe điện sản xuất tại Trung Quốc sẽ phải trả 21% trong khi Tesla “có thể nhận mức thuế được tính riêng”.

Các công ty được coi là không hợp tác với cuộc điều tra, bao gồm cả tập đoàn nhà nước SAIC sẽ phải chịu mức thuế 38%. SAIC đã thống trị phân khúc cấp thấp của thị trường xe điện châu Âu thông qua thương hiệu MG của mình.

Valdis Dombrovskis, ủy viên thương mại EU, nói: “Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài hành động khi đối mặt với tình trạng nhập khẩu xe điện chạy pin được trợ cấp nhiều từ Trung Quốc ngày càng tăng. Điều này khiến ngành của chúng tôi có nguy cơ bị tổn thương”.

Các nhà sản xuất ở Trung Quốc được coi là đã hợp tác với cuộc điều tra của EU nhưng không được ấn định mức thuế riêng lẻ sẽ phải chịu mức thuế trung bình 21%, bao gồm cả các công ty châu Âu như Mercedes và Renault.

Dombrovskis cho biết ông sẽ sử dụng ba tuần cho đến khi áp dụng thuế quan chính thức vào ngày 4 tháng 7 để đàm phán với Bắc Kinh: “Chúng tôi sẵn sàng thảo luận về những cách khả thi khác để khắc phục tình trạng này”.

Trong khi đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết họ “rất quan ngại và không hài lòng” với hành động “thiếu hiểu biết và vô luật pháp” của EU, đồng thời cảnh báo rằng họ sẽ “thực hiện mọi biện pháp cần thiết” để bảo vệ quyền lợi của các công ty Trung Quốc.

Bộ này nhấn mạnh: “Ủy ban Châu Âu chính trị hóa và vũ khí hóa các vấn đề kinh tế và thương mại. EU đã bịa đặt và phóng đại cái gọi là trợ cấp. Đây là một hành động bảo hộ rõ ràng”.

Các mức thuế do Pháp ủng hộ sẽ tăng hàng tỷ euro cho ngân sách EU hàng năm khi doanh số bán xe điện của Trung Quốc tăng lên ở châu Âu. Theo các nhà phân tích tại Rhodium Group, Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của khối, đã xuất khẩu 10 tỷ euro ô tô điện sang EU vào năm 2023.

Các mức thuế do Pháp ủng hộ sẽ tăng hàng tỷ euro cho ngân sách EU hàng năm khi doanh số bán xe điện của Trung Quốc tăng lên ở châu Âu. Theo các nhà phân tích tại Rhodium Group, Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của khối, đã xuất khẩu 10 tỷ euro ô tô điện sang EU vào năm 2023.

Đức, Thụy Điển và Hungary cho biết họ không tán thành động thái này vì lo ngại sự trả đũa của Trung Quốc. Các quan chức EU nói Berlin đã gây áp lực lên bà Ursula von der Leyen, người đang tìm kiếm nhiệm kỳ chủ tịch Ủy ban thứ hai, để từ bỏ cuộc điều tra chống trợ cấp.

Dombrovskis cho biết có “sự ủng hộ rộng rãi” giữa các quốc gia thành viên.

Viện Kiel, một tổ chức tư vấn kinh tế, đã ước tính mức thuế bổ sung 20% đối với ô tô điện của Trung Quốc sẽ làm giảm 1/4 lượng nhập khẩu. Son số này tương ứng với khoảng 125.000 đơn vị trị giá gần 4 tỷ USD.

Steffen Hebestreit, người phát ngôn của thủ tướng Đức, Olaf Scholz, hôm thứ Tư hoan nghênh đề nghị đàm phán của ủy ban với Bắc Kinh. Hebestreit nói: “Vẫn còn thời gian cho đến ngày 4 tháng 7 và theo quan điểm của chúng tôi, việc đạt được một giải pháp được các bên đồng ý là điều mong muốn”.

Các nhà nghiên cứu nhận định: “Sự sụt giảm phần lớn sẽ được bù đắp bằng sự gia tăng sản xuất trong EU và khối lượng xuất khẩu xe điện thấp hơn, điều này có thể đồng nghĩa với việc giá cho người tiêu dùng cuối cùng sẽ cao hơn đáng kể”.

Dombrovskis cho biết thị phần xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng từ 4% năm 2020 lên 25% vào tháng 9 năm 2023. Cơ quan của ông đã thu thập bằng chứng cho thấy các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc và các nhà cung cấp của họ đã nhận được các khoản vay trợ cấp, giảm thuế và đất đai giá rẻ.

Nhiều nhà sản xuất ô tô EU lo ngại Trung Quốc có thể đáp trả tương tự hoặc thậm chí chặn họ khỏi thị trường nước này. Đức đã xuất khẩu 216.299 ô tô sang Trung Quốc vào năm 2023, giảm 15% so với năm trước.

Nhiều nhà sản xuất ô tô EU lo ngại Trung Quốc có thể đáp trả tương tự hoặc thậm chí chặn họ khỏi thị trường nước này. Đức đã xuất khẩu 216.299 ô tô sang Trung Quốc vào năm 2023, giảm 15% so với năm trước.

Geely sở hữu Volvo của Thụy Điển. Thủ tướng Ulf Kristersson đã cùng với Scholz và thủ tướng Hungary Viktor Orbán phản đối thuế quan của EU.

Ba nhà lãnh đạo sẽ cần phải đảm bảo có được ít nhất 12 chính phủ khác để đảo ngược quyết định về thuế quan. Các quốc gia thành viên sẽ bỏ phiếu về chúng trước ngày 2 tháng 11.

BYD, Geely, SAIC và Tesla Trung Quốc hiện trả lời yêu cầu bình luận về động thái mới nhất của EU.

Nhà sản xuất xe điện Nio có trụ sở tại Thượng Hải, công ty đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển thị trường EU, cho biết việc sử dụng thuế quan “gây cản trở hơn là thúc đẩy bảo vệ môi trường toàn cầu, giảm phát thải và phát triển bền vững”, nhưng vẫn “hy vọng vào một giải pháp”.

Động thái của Brussels phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng trong EU về mối đe dọa cạnh tranh do xe điện Trung Quốc gây ra và các biện pháp này nhằm mục đích tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà sản xuất ô tô châu Âu.

Đồng thời, giá cổ phiếu của một số nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu, vốn phụ thuộc nhiều vào doanh số bán hàng tại Trung Quốc, đã giảm do lo ngại sự trả đũa của Trung Quốc. Các công ty như BMW cũng sẽ phải đối mặt với thuế đối với xe điện được sản xuất tại Trung Quốc và bán ở châu Âu.

Theo ước tính của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một cơ quan nghiên cứu của Mỹ, chi tiêu tích lũy của nhà nước Trung Quốc cho lĩnh vực xe điện là hơn 125 tỷ USD từ năm 2009 đến năm 2021. Chi tiêu công nghiệp của Trung Quốc cho đến nay vẫn cao nhất trong số các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Các nhà nghiên cứu của CSIS cho biết số liệu của họ còn thận trọng và bị che mờ bởi sự thiếu minh bạch của Trung Quốc. Sự hỗ trợ của nhà nước đã giúp biến Trung Quốc thành nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới, pin cũng như hầu hết các bộ phận và công nghệ quan trọng làm nền tảng cho ô tô.

Nam Nguyễn

Nguồn VnEconomy: https://vneconomy.vn/automotive/chau-au-ap-thue-len-toi-48-quyet-chan-trung-quoc-mo-rong-tam-anh-huong.htm