Chị nông dân nhẹ nhàng kiếm 28 tỷ nhờ trồng loại cây 'uốn theo chiều gió'

Từng thua lỗ 4 tỷ nhưng chị Dương Thị Luyện giờ đây nhẹ nhàng kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ trồng loại cây quen thuộc, hương vị thơm ngon đến trẻ nhỏ còn mê.

Gắn bó với vườn tre lục trúc gần 20 năm, chị Dương Thị Luyện ở Bắc Giang giờ có kinh tế vững chắc, không chỉ vậy chị còn tạo điều kiện cho những hộ dân cùng đam mê với loại cây trồng độc đáo này.

Bén duyên với tre lục trúc vào năm 1995, từ một dự án trồng thử nghiệm loại tre lục trúc. Dù lúc đầu khởi nghiệp có nhiều khó khăn nhưng cây tre lục trúc mang lại hiệu quả kinh tế cao nên chị quyết định đầu tư trồng hơn 200 gốc.

Nữ nông dân chăm chỉ trồng giống tre mỗi năm bán kiếm tiền tỷ. Ảnh: Báo Dân việt.

Nữ nông dân chăm chỉ trồng giống tre mỗi năm bán kiếm tiền tỷ. Ảnh: Báo Dân việt.

Tiết lộ với Dân Việt về quá trình làm giàu, nông dân Dương Thị Luyện thuở ban đầu cũng không nghĩ mình sẽ gắn bó với loại cây trồng này nên cũng không quan tâm, chăm sóc cây tre lục trúc mà tập trung phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên điều thúc đẩy chị đến với cây tre này là sau khi chăn nuôi bị dịch bệnh, chị thua lỗ gần 4 tỷ đồng. Tưởng chừng gục ngã thì nhận thấy thị trường tiềm năng của măng lục trúc nên bắt đầu mở rộng diện tích. Cũng từ đây những vườn tre ngày càng mở rộng và thu nhập của gia đình chị ngày một tăng lên.

Nói thêm về tre lục trúc, chị Luyện cho rằng trồng vào mùa mưa là tốt nhất, khi trồng gần 1 năm là được thu hoạch măng. Trung bình mỗi gốc tre Lục trúc cho từ 10 - 15 kg măng. Mùa thu hoạch măng tre lục trúc kéo dài hơn 6 tháng (từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch).

Điều đặc biệt là loại măng tre lục trúc này là phải đào lấy trong lòng đất, và phải có kinh nghiệm chắc thì khi lấy măng mới đúng kỹ thuật, không lấy măng non quá hoặc măng già quá. Đặc biệt, sau khi thu hoạch măng tre, cần chặt hết những cây tre già, chỉ để lại những cây tre bánh tẻ để chăm sóc cho ra măng vụ sau.

Với những người sành ăn, loại măng tre lục trúc hoàn toàn sạch và thơm, giòn, ngon, ngọt nhẹ, có nhiều các chế biến như làm nộm, luộc, xào, thậm chí có thể ăn sống được nên thị trường cho loại sản phẩm này khá rộng.

Vườn tre lục trúc rộng nhiều ha của gia đình chị Dương Thị Luyện.

Vườn tre lục trúc rộng nhiều ha của gia đình chị Dương Thị Luyện.

Sau nhiều găn gắn bó với cây tre, nông dân Dương Thị Luyện muốn phát triển kinh tế hơn nữa nên đã mạnh dạn phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Điển hình năm 2018, được sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn, chị Luyện đứng ra vận động thành lập HTX Măng lục trúc Lâm Sinh Ngọc Châu với 8 thành viên, trồng hơn 20 ha trong toàn xã.

Điều đáng nói từ khi đi vào hoạt động, HTX Măng lục trúc Lâm Sinh Ngọc Châu luôn quan tâm, nhân rộng mô hình trồng tre lục trúc lấy măng và bao tiêu cho bà con nông dân từ cây tre giống đến sản phẩm măng, cũng như việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc.

Kể từ khi bắt tay làm HTX Măng lục trúc Lâm Sinh Ngọc Châu ngày một phát triển. Sau nhiều năm thành lập hiện HTX đã có hơn 28 thành viên tham gia với diện tích gần 100 ha trồng tre lục trúc, trong đó có 50 ha đang cho thu hoạch măng năm thứ 3, diện tích còn lại sẽ cho thu hoạch từ năm sau.

Thông thường sản phẩm măng lục trúc của HTX được chế biến ra 3 loại sản phẩm chính gồm: Măng tươi, măng khô, măng ngâm ớt. Hiện, giá bán măng tươi thành phẩm 120 nghìn đồng/kg, măng khô 2,5 triệu đồng/kg, măng ngâm ớt 100 nghìn đồng/hộp 2kg.

Với chất lượng sản phẩm, dịch vụ uy tín và những đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, HTX Măng lục trúc Lâm Sinh Ngọc Châu đã vinh dự được nhận Huy chương vàng sản phẩm, thương hiệu chất lương cao và quyền sử dụng dấu hiệu năm 2018; được người tiêu dùng bình chọn là Top 50 Thương hiệu-Nhãn hiệu độc quyền, uy tín 2019; Top 10 thương hiệu phát triển kinh tế Quốc Gia năm 2019.

Từ một nông dân chăm chỉ khởi nghiệp với cây tre lục trúc đến nay chị Dương Thị Luyện đã trở thành Giám đốc HTX.

Từ một nông dân chăm chỉ khởi nghiệp với cây tre lục trúc đến nay chị Dương Thị Luyện đã trở thành Giám đốc HTX.

Theo số liệu trên Kinh Doanh mỗi năm, HTX tiêu thụ hàng trăm tấn măng tươi, doanh thu hàng chục tỷ đồng. Đáng chú ý riêng năm 2022, HTX thu hoạch hơn 800 tấn măng tươi, trị giá 28 tỷ đồng; xuất tại vườn 50 nghìn gốc tre giống, mang lại lợi nhuận khá. Sản phẩm được cung cấp rộng rãi cho người tiêu dùng trong tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Chia sẻ về cách làm giàu nhờ trồng tre lục trúc với TC Kinh Doanh ông Ngô Quốc Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Yên, măng lục trúc mang lại giá trị kinh tế cao, trở thành mặt hàng nông nghiệp quan trọng của huyện. Nhận thấy sản phẩm măng lục trúc có giá trị kinh tế rất cao, cho thu nhập ổn định, lâu dài, huyện Tân Yên đang định hướng mở rộng phát triển tre lục trúc theo hướng liên kết chuỗi.

Những lợi ích tuyệt vời của măng với sức khỏe

- Tăng cường miễn dịch: Trong măng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho các hoạt động trơn tru của cơ thể. Măng tre giúp nâng cao khả năng miễn dịch. Sự hiện diện của các vitamin thiết yếu như vitamin A, C, E, và B giúp tăng cường chức năng miễn dịch.

- Chống ung thư hiệu quả: Măng tre giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do và chất phytosterol tự nhiên, góp phần chống ung thư. Chất chống oxy hóa có thể loại bỏ các gốc tự do gây ung thư, trong khi phytosterol tự nhiên trong măng giúp ức chế sự tăng trưởng và đột biến của các khối u, theo Sức khỏe & Đời sống.

- Giảm cân: Củ măng rất giàu chất xơ, giúp thỏa mãn cơn đói. Măng cũng chứa lượng đường và calo không đáng kể. Với tỉ lệ carbohydrate thấp hơn so với các thực phẩm giàu chất xơ khác, măng là thực phẩm giúp giảm cân lý tưởng.

- Tốt cho hệ tim mạch: Măng tre rất giàu chất xơ, giúp đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Việc đào thải cholesterol dư thừa giúp thanh lọc động mạch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

- Tốt cho hệ tiêu hóa: Thông thường măng tre rất giàu chất xơ, giúp làm mềm phân, chữa trị táo bón. Măng cũng chứa các chất khác giúp trị các vấn đề đường ruột và các vấn đề dạ dày.

Trúc Chi (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/chi-nong-dan-nhe-nhang-kiem-28-ty-nho-trong-cay-uon-theo-chieu-gio-a669541.html