Đại sư Hoằng Nhất: 'Tại thế hoằng truyền giới Luật, Viên tịch vãng sinh Tây Phương'
Hoằng Nhất đại sư ảnh hưởng phong cách của Tổ sư Tịnh độ đời thứ 13, Tổ Ấn Quang, Ngài không thu nhận đồ chúng, không trụ hẳn Tự viện nào, với Từ bi tâm chỉ tùy thuận kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp với tha nhân.
Tổng hợp và biên tập: Thích Vân Phong (Nguồn: 百度百科)
Đại sư Hoằng Nhất: “Tại thế hoằng truyền giới Luật, Viên tịch vãng sinh Tây Phương”.
Một nghệ sĩ tài hoa tung tăng lướt sóng hồng trần, sớm giác ngộ thế gian ảo mộng, tỉnh ngộ đời như một vở kịch trên sân khấu, tâm như họa sĩ vẽ muôn hình vạn trạng, như ảo thuật gia biến hóa vô cùng, Ngài tìm đến ngôi già lam Hổ Bào Tự (虎跑寺), Hàng Châu, thế độ xuất gia.
Khi chưa xuất gia, Đại sư Hoằng Nhất tiên phong trong Phong trào Tân văn hóa (新文化 運動), một nhà nghệ thuật nổi tiếng Trung Quốc, bậc kỳ tài trong giới học thuật, tinh thông âm nhạc, hội họa, thư pháp, hý kịch, triện khắc, nhà giáo dục Nghệ thuật, đối với nền nghệ thuật văn học Trung Quốc đều tinh thông, cống hiến và thành tựu rực rỡ lớn lao. Ngài là bậc tiên phong trong công cuộc đổi mới hiện đại trên Nghệ đàn Trung Quốc. Ngài đã có công giáo dục đào tạo những nhà nghệ thuật nổi tiếng như họa sĩ Phong Tử Khải, âm nhạc gia Lưu Chất Bình…
Sau khi xuất gia, Ngài đại diện xuất sắc bởi sự kết hợp văn hóa truyền thống Trung Hoa và văn hóa Phật giáo, một trong những vị cao tăng lỗi lại nhất trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc hiện đại.
Ngài là người truyền bá âm nhạc phương Tây vào Trung Quốc và cũng là người đưa phong cách vẽ tả thực về thân thể vào hội họa Trung Quốc, được tất cả văn nhân nổi tiếng đương thời kính trọng, tuổi thanh xuân của Ngài sống trong sự thành công hạnh phúc.
Ngài từng xuất dương du học Nhật Bản. Về nước dạy tại Thiên Tân Công nghiệp Học đường, làm chủ bút báo Thái Bình Dương, mượn thư họa để tuyên truyền chống đế quốc Nhật.
Qua những lần tiếp xúc với Tổ Ấn Quang, Ngài ngưỡng mộ phong thái của một vị cao tăng đức hạnh. Ngài liền quyết định xuất gia đầu Phật.
Sau khi xuất gia, Ngài có pháp danh là Diễn Âm, hiệu là Hoằng Nhất. Ngài chuyên tu hạnh Đầu đà, quá Ngọ không ăn, chuyên tâm nghiên cứu giới luật. Ngài trì giới trang nghiêm, không qua lại với thế tục, không đi ứng phú kinh sư, Hoằng dương Phật pháp, với công đức làm hưng thịnh Luật tông (1 trong 10 tông phái Phật giáo), được giới Phật giáo tôn xưng là Tổ thứ 11 trung hưng Nam Sơn luật tông Trung quốc, vị cao tăng Thạc đức lỗi lạc Phật giáo Trung Hoa.
Hoằng Nhất đại sư thời trẻ. Ảnh tác giả cung cấp.
Hoằng Nhất Đại sư tục danh Lý Thúc Đồng (李叔同), sinh ngày 23/10/Canh Thìn (25/11/1880), Phổ danh Văn Đào (文濤), Ấu danh Thành Hề (成蹊), Học danh Quảng Hầu (廣侯), tự Tức Sương ()息霜, biệt hiệu Sấu Đồng (漱筒), sau khi xuất gia pháp danh Diễn Âm (演音), hiệu Hoằng Nhất (弘一), Vãn hiệu Vãn Tình Lão nhân (晚晴老人). Ngài sinh quán tại Thiên Tân, gốc Sơn Tây, Hồng Đổng.
Phụ thân của Ngài là cụ Ông Lý Thế Trân (李世珍), năm 1865 đỗ Tiến sĩ, được làm quan nhậm chức Lại Bộ Chủ sự, một nhà đại thương gia ở Thiên Tân, người phúc hậu nhân từ.
Lý Thúc Đồng con người vợ thứ 3 của Cụ Ông. Lúc lên 05 tuổi, Cụ ông quá vãng, Ngài phải chịu cảnh mồ côi cha.
Ngày 5 tháng 8 năm Giáp Thân (23/9/1884), cụ Ông Lý Thế Trân từ trần, hưởng thọ 72 tuổi. Trước khi từ giã cõi đời, cụ ông di nguyện thỉnh quý tịnh đức Tăng già trì tụng Kinh Kim Cương (金剛經).
Năm Ất Dậu (1885), Ngài nhận được sự khai sáng giáo dục của trọng huynh Văn Hy Thụ (文熙受). Ngài rất say đọc thơ văn.
Năm Bính Tuất (1886), Ngài dự khóa học "Bách Hiếu đồ", "Phản Tính Thiên", "Cách Ngôn Liên Bích", "Văn Tuyển". . .
Năm Đinh Hợi 24 (1887), khi Vương Hiếu Liêm (người xuất tại Phổ Đà Sơn), sau đó về tu ở Vô Lượng Am, Thiên Tân. Từ gia đình họ Vương, Ngài đã học "Thần chú Đại Bi", "Thần chú Vãng Sinh". . . Đồng thời, đọc các loại "Danh Hiền Tập", "Hiếu Kinh", "Mao Thi", "Đường Thi", "Thiên Gia Thi", Tứ Thư", "Cổ Văn Quan Chỉ", "Nhĩ Nhã". . .
Năm Mậu Tuất (1898), Ngài đến Thượng Hải tham gia “Thư họa Công hội, Thượng Hải”, “Hỗ Học hội”, Nam Dương Công học (tiền thân Đại học Giao thông).
Năm Ất Tỵ (1905), Ngài du học Nhật Bản, lưu học sinh Đông Kinh Mỹ thuật học, Âm Nhạc học (tiền thân Đại học Nghệ thuật Đông Kinh “Tokyo”), chuyên về Hội họa và Âm nhạc phương Tây.
Năm Bính Ngọ (1906), Ngài cùng Tăng Hiếu Cốc, bạn đồng học thành lập nhóm kịch nghiệp dư “Xuân liễu xã”, diễn xuất “Trà hoa nữ”, tiền đề cho Kịch nói Trung Quốc.
Năm Canh Tuất (1910), Ngài cùng thê tử hồi quy Bản Quốc, và nhận dạy Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Dương, Thiên Tân, Trung Quốc, trở thành nhà giáo mô phạm của trường công nghiệp.
Năm Tân Hợi (1911), Ngài là Giảng viên ở trường Nghệ thuật Âm nhạc Thành Đông, Thượng Hải (Trường nữ).
Năm Nhâm Tý (1912), Ngài thành lập Trường Nghệ thuật Âm nhạc tỉnh Chiết Giang (đệ nhất Sư phạm học), Giáo sư Mỹ thuật.
Năm Ất Mão (1915), Ngài được thỉnh giảng các bộ môn; Cao đẳng Sư phạm Nam Kinh, Giáo thụ Đồ họa, Âm nhạc, Sư phạm Chiết Giang lưỡng cấp.
Đất Bồ đề đã vun quén tự bao đời, duyên Bát Nhã nở hoa, rừng thiền thêm tỏa ngát hương giới đức. Ngộ nguyên lý vô thường, chí nguyện xuất trần thượng sĩ, phát túc siêu phương, đại nguyện đã thành. Trước khi đặt chân cất bước vào chốn thiền môn thanh tịnh, cùng hải chúng hài hòa, Ngài viết thư gửi cho Hiền thê trước khi thế phát xuất gia:
"Thành Tử yêu quý!
Việc phát tâm cầu đạo giải thoát, xuất gia học Phật, hoằng dương chính pháp Như Lai, tất cả mọi việc và những người liên quan bàn giao rõ ràng. Mấy lần trước anh đã tâm sự cùng em, nghĩ rằng em cũng đã biết việc anh xuất gia là chuyện sớm muộn thôi. Trải qua một thời gian suy nghĩ, em đã hiểu thấu tình đạt lý và cảm thông trong quyết định của anh chưa? Nếu em đã đồng ý, hãy gửi thư nói cho anh biết, đối với anh việc này rất quan trọng.
Đối với em, phải đối diện với việc mất đi người chồng tình sâu nghĩa đậm, quả thực là nỗi thống khổ và tuyệt vọng. Tâm tình em như thế, anh hiểu rất rõ. Nhưng em là người không tầm thường, hãy cố uống rượu nồng cay đắng này, rồi sẽ lắng dịu qua ngày đoạn tháng. Nguyện uy lực Phật gia hộ, có thể giúp em vượt qua năm tháng gian khó.
Quyết định của anh như thế, không phải vì anh là kẻ vô tình bạc nghĩa, bởi con đường tu học Phật pháp đặc biệt lâu dài, rất gian khó, anh cần phải hỷ xả mọi thứ. Anh buông bỏ em, khước từ tầng lớp thanh danh và lợi lộc của thế gian. Những thứ ấy đều là gió thoảng mây bay, không đang lưu luyến. Chúng ta phải kiến lập Phật quốc tỏa sáng tương lai, nơi cõi Cực Lạc Thế giới, chúng ta sẽ gặp lại nhau trong lý tưởng Bồ tát đạo.
Không muốn thêm lụy phiền thống khổ cho em, anh sẽ không trở về Thượng Hải nữa. Tất cả việc tại tư gia, đều do em toàn quyền sắp đặt. Đời người ngắn ngủi mấy mươi năm, đại hạn sinh tử nhất định sẽ đến, bất quá hôm nay nên sớm giải giải quyết chuyện sinh tử, bởi chúng ta trước sau gì cũng phải biệt ly. Mong em thẩm thấu tình đời ý đạo.
Trước Phật tiền, giới, định, tuệ hương quyện tỏa cùng ngọn nến lung linh, anh cầu nguyện Phật quang phổ chiếu gia hộ cho em. Mong em trân trọng.
Ngày 1 tháng 7 năm Mậu Ngọ
Lý Thúc Đồng"
Năm Mậu Ngọ (1918) Ngài đến ngôi già lam Hổ Bào Tự (虎跑寺), Hàng Châu thế độ xuất gia, được Trưởng lão Hòa thượng Bổn sư ban pháp danh Diễn Âm, hiệu Hoằng Nhất. Sau đó Ngài thường tu học ở các ngôi già Lam Nam Phổ Đà Tự (南普陀寺), Hạ Môn, Thừa Thiên Tự (承天寺), Tuyền Châu, Phúc Kiến, Thiên Nguyên Tự (天元寺). . . chuyên trì giới hạnh, lập chí phục hưng "Nam Sơn Luật Tông" (南山律宗), trước tác chỉnh lý Luật tông, và sáng lập "Nam Sơn Luật Học Viện" (南山律學院).
Ngài đề xuất "Niệm Phật chẳng quên Cứu quốc, Cứu quốc chẳng quên niệm Phật" (念佛不忘救國,救國不忘念佛), và trước tác các tác phẩm Phật học "Tứ Phần Luật Tỳ Kheo Giới Tướng Biểu Ký" (四分律比丘戒相表記), "Nam Sơn Tại Gia Bị Lãm Yếu Lược" (南山律在家備覽要略), "Hộ Sinh Hoạch Tập" (護生畫集), "Tam Bảo Ca" (三寶歌), "Thanh Lương Ca", (清涼歌)... Sau khi xuất gia, Ngài thường được gọi Hoằng Nhất Pháp sư, nổi tiếng phương diện Nghệ thuật, lưu lại những áng thơ văn bất hủ, Thư pháp chất phác độc đáo, độc cụ nhất cách. Và thường viết Thư pháp tặng người hữu duyên, hoằng dương Phật pháp.
Ngài ảnh hưởng phong cách của Tổ sư Tịnh độ đời thứ 13, Tổ Ấn Quang, Ngài không thu nhận đồ chúng, không trụ hẳn Tự viện nào, với Từ bi tâm chỉ tùy thuận kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp với tha nhân.
Mùa Thu năm Dân Quốc thứ 31, hóa duyên ký tất, duyên Ta bà quả mãn, Ngài thị hiện chút bệnh duyên, an nhiên thu thần thị tịch vào ngày 13/10/Nhâm Ngọ (20/11/1942, tại Dưỡng Lão viện, Ôn Lăng, Tuyền Châu. Hưởng thọ 63 Xuân, Giới lạp 24 Hạ. Sau khi trà hỏa táng, Ngài lưu lại Xá lợi hơn 1.800 hạt.
Hoằng Nhất đại sư về già. Ảnh tác giả cung cấp.
Sự nghiệp văn học Nghệ thuật, Hoằng pháp lợi sinh của Ngài lưu lại cho hậu thế với những công trình:
Danh hiệu Biên tập:
"Vãn Tình" (晚晴), "Thủ Lý Nghĩa San Thi" (取李義山詩), "Thiên Ý Liên U Thảo" (天意憐幽草) "Nhân Gian Trọng Vãn Tình" (人間重晚晴).
Biên tập thành tựu:
Hoằng Nhất Đại sư 20 năm sự nghiệp Văn chương trong ngoài quốc gia Trung Quốc (二十文章惊海内) các Thập Thi, Từ, Thư họa, Triện khắc, Âm nhạc, Hý kịch, Văn học, trong số các lĩnh vực, Ngài tiên phuông xán lạn trong Văn hóa Nghệ thuật. Ngài đưa Văn hóa nghệ thuật Thư pháp Cổ đại vào hướng cực chí “Phác thuyết Viên Mãn, Hồn Nhã Thiên Thành” (朴拙圆满,浑若天成), Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhã, các bậc danh nhân Văn hóa hiện đại đều đến với Đại sư với dòng Chữ “Nhất Phúc Tự vi Vô thượng Vinh diệu” (一幅字為無上榮耀). Đại sư tiên phong trong việc truyền bá Nghệ thuật Âm nhạc Trung Quốc đến phương Tây qua nhạc phẩm “Tống Biệt ca” (送別歌), sau nhiều thập kỷ chẳng phai mờ trong giới âm nhạc, trở thành Danh khúc Kinh điển.
Đồng thời, Ngài đệ nhất Giáo sư Khai sáng Trường phái vẽ tả thực về thân thể vào hội họa Trung Quốc. Kỹ năng nghệ thuật xuất sắc, đào tạo những nhà nghệ thuật nổi tiếng như họa sĩ Phong Tử Khải, âm nhạc gia Lưu Chất Bình và nhiều danh nhân văn hóa khác. Ngài để lại cho hậu thế tài sản tinh thần vô giá, Hành trạng của Ngài được nhân gian đưa vào huyền thoại, nhân gian Trung Quốc xem Ngài là một trong những nhân vật điển hình của thời đại.
Bình giá Biên tập:
Ngài được Thái Hư Đại sư tặng bài kệ:
"以教印心,
以律嚴身,
內外清淨,
菩提之因."
"Dĩ Giáo ấn tâm,
Dĩ Luật Nghiêm thân,
Nội ngoại Thanh tịnh,
Bồ đề chi nhân."
Dùng Giáo để Ấn chứng Tâm. Dùng Giới luật để tự Nghiêm thân Trong ngoài đều Thanh tịnh. Là nhân đắc Bồ đề.
Cư sĩ Triệu Phác Sơ bình phẩm đời sống Phạm hạnh của Đại sư:
"無盡奇珍供世眼
一輪圓月耀天心。"
"Vô tận kỳ trân cung thế nhãn;
Nhất luân viên nguyệt diệu thiên tâm."
Trước tác các tác phẩm Phật giáo:
- Di Ðà Nghĩa Sớ Hiệt Lục,
- Dược Sư kinh tích nghi
- Địa tạng Bồ tát Thánh đức Đại quan
- Tứ Phần Luật Tỳ Kheo Giới Tướng Biểu Ký,
- Thanh Lương Ca Tập,
- Hoa Nghiêm Liên Tập,
- Giới Bản Yết Ma Tùy Giảng Biệt Lục,
- Tứ Phần Hàm Chú Giới Bản Giảng Nghĩa,
- Nam sơn Luật uyển tùng thư
- Nam Sơn Ðạo Tổ Lược Phổ
- Luật học giảng lục 33 thiên
- Giảng diễn tậpv.v… Tất cả được xếp vào Hoằng Nhất Ðại Sư Pháp Tập.
Tác phẩm Biên tập:
- Họa sách (畫冊)
- Nhạc Thạch tập (樂石集)
- Lý Thúc Đồng ấn tồn (李叔同印存)
- Hộ Sinh Họa tập (護生畫集) (cùng đệ tử Phong Khải hợp tác, Hoằng Nhất đề Thi)
Luận văn:
- Đồ họa Tu Đắc pháp (图画修得法)
- Thủy Thái Họa pháp Thuyết lược (水彩畫法說略)
Trấn Từ:
- Ca khúc Tống biệt (歌曲 “送别”)
- Ca khúc Ức Nhi thì (歌曲 “憶兒時”)
- Ca khúc Tổ Quốc ca (歌曲 “祖國歌”), được sáng tác vào năm 1902, Học đường Nhạc ca biểu tác, sử dụng giai điệu “Lão Lục bản” (老六板).
Sáng tác các Ca khúc:
- Ca khúc “Tam Bảo ca” (歌曲 “三寶歌”) , từ Thái Hư Đại sư (釋太虛詞) (*)
- Nam Kinh Đại học Giáo ca (南京大學校歌) Đại tai nhất thành thiên hạ động (大哉一誠天下動), Giang Khiêm Từ (江謙詞).
Những tác phẩm tương quan Biên tập:
- Nhất Luân Minh Nguyệt (一輪明月) Cục điện ảnh Trung Quốc 2005, do Diễn viên Bộc Tồn Hân diễn đóng vai chính.
- Hoằng Nhất Pháp sư (弘一法師) Phim Truyền hình 1995, do Đạo diễn Phan Hà, Đông Thụy Hân Diễn vai chính.
Liên kết bên ngoài Biên tập:
- Hoằng Nhất Đại sư Văn tập (弘一法師文集) Thất Diệp Phật giáo Thư xã ấn bản.
- Hoằng Nhất Đại sư vì Thanh niên thuyết (為青年說弘一法師), Phong Tử Khải biên tập.
Tham kiến Biên tập:
- Duy cơ cộng hưởng tư nguyên trung, tương quan đích đa môi thể tư nguyên: Lý Thúc Đồng Trung Quốc (維基共享資源中相關的多媒體資源): Lý Thúc Đồng
- Hạ Diễn Tôn (夏丏尊), Phong Tử Khải biên tập.
(*) - Nhân duyên hình thành Tam Bảo ca: Năm 1930, tại Phật học viện Vân Nam Trung Quốc, Đại sư Thái Hư chợt nghĩ ra ý tưởng: nước có quốc ca, trường học có hiệu ca, nhưng Phật giáo còn thiếu đạo ca để nói lên được nghĩa lý sâu xa và tinh thần Phật giáo. Lúc đó vừa gặp đại sư Hoằng Nhất tinh thông về mỹ thuật và âm nhạc hiện đang ở trong trường, sư bèn nhờ đại sư Hoằng Nhất biên tập để phổ nhạc theo lời văn của mình. Sau khi đem toàn bộ công đức xưng tán Tam bảo và chế tác thành bài hát hoàn chỉnh, thì ca khúc nổi tiếng này được lưu truyền rộng rãi, đến nay đã thành bài đạo ca của Phật giáo người Hoa trên thế giới.
Lip video:
夢之旅"送別" 詞: 李叔同 (弘一大師) 長亭外, 古道邊...
https://www.youtube.com/watch?v=V1yIdpgq8W0
走訪天津李叔同故居紀念館。被人譽為“弘一法師”的他所住舊居
https://www.bilibili.com/s/video/BV1aC4y1W7JY
Tổng hợp và biên tập: Thích Vân Phong (Nguồn: 百度百科)