Đồng Tháp Mười 'thay da đổi thịt' sau gần 50 năm ngày miền Nam giải phóng

Gần 50 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, với những quyết sách đúng đắn và táo bạo của Trung ương lẫn địa phương, vùng đất hoang hóa năm nào giờ đã 'thay da, đổi thịt.'

 Kênh Măng Đa - Cái Môn là dòng kênh được đào bằng tay, góp phần quan trọng vào việc rửa phèn cho Đồng Tháp Mười. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Kênh Măng Đa - Cái Môn là dòng kênh được đào bằng tay, góp phần quan trọng vào việc rửa phèn cho Đồng Tháp Mười. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Nhờ các quyết sách đúng đắn, đời sống người dân Đồng Tháp Mười được nâng lên, đường trải nhựa về từng thôn xóm. Trong ảnh: Huyện biên giới Tân Hưng ngày nay. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Nhờ các quyết sách đúng đắn, đời sống người dân Đồng Tháp Mười được nâng lên, đường trải nhựa về từng thôn xóm. Trong ảnh: Huyện biên giới Tân Hưng ngày nay. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Dự kiến đến cuối năm 2024, xã Thạnh Hòa có 1.500 ha lúa ứng dụng công nghệ cao trong khi chỉ tiêu đề ra là 1.350 ha vào năm 2025. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Dự kiến đến cuối năm 2024, xã Thạnh Hòa có 1.500 ha lúa ứng dụng công nghệ cao trong khi chỉ tiêu đề ra là 1.350 ha vào năm 2025. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa trên cánh đồng vùng biên Thạnh Trị (thị xã Kiến Tường). (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa trên cánh đồng vùng biên Thạnh Trị (thị xã Kiến Tường). (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Người dân vùng Đồng Tháp Mười không còn nhiều nguồn lợi từ tôm, cá khi lũ về thấp. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Người dân vùng Đồng Tháp Mười không còn nhiều nguồn lợi từ tôm, cá khi lũ về thấp. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Kênh Trung ương là tuyến kênh quan trọng đưa nước ngọt về rửa phèn, đẩy mặn tại Đồng Tháp Mười. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Kênh Trung ương là tuyến kênh quan trọng đưa nước ngọt về rửa phèn, đẩy mặn tại Đồng Tháp Mười. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Cánh đồng huyện Tân Hưng mùa lũ thấp năm 2023. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Cánh đồng huyện Tân Hưng mùa lũ thấp năm 2023. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Cánh đồng huyện Tân Hưng mùa lũ thấp năm 2023. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Cánh đồng huyện Tân Hưng mùa lũ thấp năm 2023. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Long Khốt chuẩn bị lễ thả hoa đăng trong lễ tri ân anh hùng, liệt sỹ hy sinh tại khu vực Long Khốt. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Long Khốt chuẩn bị lễ thả hoa đăng trong lễ tri ân anh hùng, liệt sỹ hy sinh tại khu vực Long Khốt. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Nhà ghi ơn mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Viết thờ mẹ, chồng mẹ và 7 liệt sỹ con của mẹ. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Nhà ghi ơn mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Viết thờ mẹ, chồng mẹ và 7 liệt sỹ con của mẹ. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Kỷ vật còn lại của mẹ Trần Thị Viết được trưng bày tại nhà ghi ơn Mẹ. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Kỷ vật còn lại của mẹ Trần Thị Viết được trưng bày tại nhà ghi ơn Mẹ. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Bà Nguyễn Thị Bé, khi giải phóng miền Nam mới 28 tuổi, với vai trò Phó Bí thư Tỉnh đoàn Long An, là người trực tiếp chỉ huy đội quân đắp đường tỉnh 49 (ngày nay là quốc lộ 62). (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Bà Nguyễn Thị Bé, khi giải phóng miền Nam mới 28 tuổi, với vai trò Phó Bí thư Tỉnh đoàn Long An, là người trực tiếp chỉ huy đội quân đắp đường tỉnh 49 (ngày nay là quốc lộ 62). (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Bà Nguyễn Thị Bé với vật dụng là chiếc đèn pin - xưa cùng bà trực tiếp chỉ huy đội quân đắp đường tỉnh 49 - nay là quốc lộ 62. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Bà Nguyễn Thị Bé với vật dụng là chiếc đèn pin - xưa cùng bà trực tiếp chỉ huy đội quân đắp đường tỉnh 49 - nay là quốc lộ 62. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Minh.(Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Minh.(Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Long Khốt dọn vệ sinh, chăm sóc khu đền Long Khốt. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Long Khốt dọn vệ sinh, chăm sóc khu đền Long Khốt. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Ông Lâm Văn Ra (xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng) kể, nhà ông trước đây ở phía bên kia đường, ngay sát mép kênh Trung ương ngày nay. Nhờ có chính sách đào kênh, gia đình ông lùi nhà về phía sau như hiện nay. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Ông Lâm Văn Ra (xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng) kể, nhà ông trước đây ở phía bên kia đường, ngay sát mép kênh Trung ương ngày nay. Nhờ có chính sách đào kênh, gia đình ông lùi nhà về phía sau như hiện nay. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Gia đình có hơn 3ha đất, ông Nguyễn Văn Tám (xã Tân Hòa, huyện Tân Thạnh) đều trồng lúa theo hướng ứng dụng công nghệ cao. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Gia đình có hơn 3ha đất, ông Nguyễn Văn Tám (xã Tân Hòa, huyện Tân Thạnh) đều trồng lúa theo hướng ứng dụng công nghệ cao. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Ông Trần Văn Chín cùng cán bộ khuyến nông xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh bên vườn sầu riêng của mình. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Ông Trần Văn Chín cùng cán bộ khuyến nông xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh bên vườn sầu riêng của mình. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Mít là 1 trong những cây ăn trái chủ lực của vùng Đồng Tháp Mười mà tỉnh Long An quy hoạch phát triển đến năm 2025 và 2030. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Mít là 1 trong những cây ăn trái chủ lực của vùng Đồng Tháp Mười mà tỉnh Long An quy hoạch phát triển đến năm 2025 và 2030. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Người dân vùng Đồng Tháp Mười không còn nhiều nguồn lợi từ tôm, cá khi lũ về thấp. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Người dân vùng Đồng Tháp Mười không còn nhiều nguồn lợi từ tôm, cá khi lũ về thấp. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Công ty TNHH Tainan Việt Nam (xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường) mong muốn quốc lộ 62 được cải tạo nâng cấp, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa, tăng nguồn chăm lo cho công nhân lao động. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Công ty TNHH Tainan Việt Nam (xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường) mong muốn quốc lộ 62 được cải tạo nâng cấp, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa, tăng nguồn chăm lo cho công nhân lao động. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Bệnh viện Đa khoa khu vực Đồng Tháp Mười được quan tâm đầu tư, dần dần đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong vùng. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Bệnh viện Đa khoa khu vực Đồng Tháp Mười được quan tâm đầu tư, dần dần đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong vùng. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Bệnh viện Đa khoa khu vực Đồng Tháp Mười đã được đầu tư 10 máy chạy thận nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân trong vùng. Dự kiến cuối năm nay Bệnh viện được đầu tư thêm 10 máy. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Bệnh viện Đa khoa khu vực Đồng Tháp Mười đã được đầu tư 10 máy chạy thận nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân trong vùng. Dự kiến cuối năm nay Bệnh viện được đầu tư thêm 10 máy. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 62 đã được Chính phủ phê duyệt, dự kiến thực hiện từ năm 2025. Người dân Đồng Tháp Mười đang mỏi mòn chờ ngày khởi công dự án. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 62 đã được Chính phủ phê duyệt, dự kiến thực hiện từ năm 2025. Người dân Đồng Tháp Mười đang mỏi mòn chờ ngày khởi công dự án. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Mặt đường quốc lộ 62 hiện tại chỉ rộng 7m, nhưng lưu lượng giao thông cao và có nhiều đoạn đi qua khu dân cư ở 2 bên đường. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Mặt đường quốc lộ 62 hiện tại chỉ rộng 7m, nhưng lưu lượng giao thông cao và có nhiều đoạn đi qua khu dân cư ở 2 bên đường. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Mô hình "Nâng bước em tới trường" được Đồn Biên phòng Long Khốt duy trì hiệu quả, hỗ trợ chăm lo cho 4 trẻ em Việt Nam và 2 trẻ em Campuchia. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Mô hình "Nâng bước em tới trường" được Đồn Biên phòng Long Khốt duy trì hiệu quả, hỗ trợ chăm lo cho 4 trẻ em Việt Nam và 2 trẻ em Campuchia. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Xây dựng nông thôn mới ở xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường giúp diện mạo nơi đây dần thay đổi, trong đó chất lượng giáo dục đào tạo được nâng lên. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Xây dựng nông thôn mới ở xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường giúp diện mạo nơi đây dần thay đổi, trong đó chất lượng giáo dục đào tạo được nâng lên. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Trường THPT Thiên Hộ Dương sau 2 năm thành lập dần phát huy vai trò là trường đào tạo chất lượng cao trong khu vực. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Trường THPT Thiên Hộ Dương sau 2 năm thành lập dần phát huy vai trò là trường đào tạo chất lượng cao trong khu vực. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

 Trường THPT Thiên Hộ Dương sau 2 năm thành lập đã dần phát huy vai trò là trường đào tạo chất lượng cao trong khu vực. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Trường THPT Thiên Hộ Dương sau 2 năm thành lập đã dần phát huy vai trò là trường đào tạo chất lượng cao trong khu vực. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/dong-thap-muoi-thay-da-doi-thit-sau-gan-50-nam-ngay-mien-nam-giai-phong-post956830.vnp