Gần 200 chuyên gia tham gia cập nhật chẩn đoán, điều trị đột quỵ

Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ tổ chức Hội thảo và đào tạo y khoa liên tục (CME), với chủ đề 'Cập nhật chẩn đoán và điều trị đột quỵ - Từ lý thuyết đến thực hành' - Stroke Intervention School 2024.

Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 200 đại biểu gồm các chuyên gia y tế đến từ các bệnh viện danh tiếng của Việt Nam như: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ.

Đây là một sự kiện nổi bật, với mục tiêu chia sẻ và cập nhật những kiến thức mới nhất về chẩn đoán và điều trị đột quỵ.

Đây là một sự kiện nổi bật, với mục tiêu chia sẻ và cập nhật những kiến thức mới nhất về chẩn đoán và điều trị đột quỵ.

Đồng thời có sự góp mặt của nhiều chuyên gia quốc tế đến từ Mỹ, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Philippines, Hàn Quốc... Đặc biệt, chương trình năm nay còn có sự tham gia của Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh Á Úc (AAFITN) và Tổng Giám đốc Siemens Healthineers toàn cầu.

Stroke Intervention School 2024 là chương trình đào tạo y khoa liên tục, được Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ tổ chức thường niên nhằm chia sẻ và cập nhật những kiến thức mới nhất về chẩn đoán và điều trị đột quỵ. Chương trình còn định hướng xây dựng và phát triển mạng lưới cấp cứu, can thiệp đột quỵ cho khu vực ĐBSCL và cả nước, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Hội thảo này còn định hướng xây dựng và phát triển mạng lưới cấp cứu, can thiệp đột quỵ cho khu vực ĐBSCL và cả nước.

Hội thảo này còn định hướng xây dựng và phát triển mạng lưới cấp cứu, can thiệp đột quỵ cho khu vực ĐBSCL và cả nước.

Đây là một sự kiện nổi bật, với mục tiêu chia sẻ và cập nhật những kiến thức mới nhất về chẩn đoán và điều trị đột quỵ. Chương trình còn định hướng xây dựng và phát triển mạng lưới cấp cứu, can thiệp đột quỵ cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Chương trình diễn ra 16 phiên hội thảo chính với 55 bài báo cáo được chọn lọc kỹ lưỡng từ các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng mới nhất về chẩn đoán và điều trị đột quỵ; xây dựng và củng cố mạng lưới cấp cứu và can thiệp đột quỵ; đồng thời, tạo cơ hội cho các chuyên gia và học viên trao đổi kinh nghiệm lẫn kiến thức chuyên môn.

Theo TS.BS Trần Chí Cường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ, qua 5 lần tổ chức, Stroke Intervention School đã khẳng định được uy tín và chất lượng của mình thông qua nội dung bài giảng phong phú và chương trình đào tạo chất lượng cao. Các buổi học không chỉ mang tính học thuật cao mà còn mang lại những kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho các học viên. Chương trình đã thu hút sự quan tâm và tham gia của các bác sĩ trong nước, đồng thời cũng là điểm đến học hỏi của nhiều bác sĩ quốc tế.

Ngọc Phạm

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/gan-200-chuyen-gia-tham-gia-cap-nhat-chan-doan-dieu-tri-dot-quy.html