Giá phân bón hôm nay 15/12: Xu hướng đi ngang, mức giá cao nhất tại Miền Trung là phân NPK 20 - 20 - 15 Đầu Trâu giá 980.000 - 1.020.000 đồng/bao

Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (15/12) có xu hướng đi ngang tại thị trường trong nước, riêng phân ure miền Trung được điều chỉnh giảm. Hiện tại, mức giá cao nhất được ghi nhận tại miền Trung là 980.000 - 1.020.000 đồng/bao cho phân NPK 20 - 20 - 15 Đầu Trâu.

Giá phân Ure hôm nay 15/12/2023

Giá phân DAP hôm nay 15/12/2023

Giá phân kali hôm nay 15/12/2023

Giá phân bón hôm nay tại khu vực miền Trung

Ghi nhận hôm nay (15/12) cho thấy, giá phân bón tại khu vực miền Trung nhìn chung chưa có điều chỉnh mới, ngoại trừ phân urê Phú Mỹ, Ninh Bình.

Cụ thể, phân ure Phú Mỹ, Ninh Bình đang được niêm yết giá tại mức 540.000 - 580.000 đồng/bao và 530.000 - 570.000 đồng/bao, cùng giảm 10.000 đồng/bao so với hôm qua.

Trong khi đó, phân lân Lâm Thao vẫn giữ mức giá thấp nhất là 260.000 - 280.000 đồng/bao, cao hơn một chút là loại Văn Điển với mức giá 280.000 - 320.000 đồng/bao.

Đối với phân kali bột Phú Mỹ và Hà An, giá bán tiếp tục duy trì trong khoảng 660.000 - 690.000 đồng/bao.

Đồng thời, phân NPK 16 - 16 - 8 Đầu Trâu có giá không đổi là 780.000 - 810.000 đồng/bao, Phú Mỹ là 780.000 - 810.000 đồng/bao và Lào Cai là 770.000 - 790.000 đồng/bao.

Song song đó, giá bán của phân NPK 20 - 20 - 15 Đầu Trâu và Song Gianh cũng đi ngang tại mức tương ứng là 980.000 - 1.020.000 đồng/bao và 960.000 - 980.000 đồng/bao.

Số liệu: 2nong.vn

Giá phân bón hôm nay tại khu vực Tây Nam Bộ

Khảo sát tại khu vực miền Tây Nam Bộ cho thấy, giá bán của các loại phân bón cũng duy trì ổn định tương tự như tại khu vực miền Trung.

Cụ thể, phân urê Phú Mỹ được bán ra với mức giá 535.000 - 560.000 đồng/bao và ure Cà Mau có giá là 550.000 - 570.000 đồng/bao.

Song song đó, giá bán của phân kali miểng Cà Mau vẫn niêm yết trong khoảng 560.000 - 590.000 đồng/bao.

Đối với phân NPK 16 - 16 - 8 Việt Nhật và hai loại Cà Mau, Phú Mỹ, giá bán lần lượt ghi nhận tại mức 680.000 - 700.000 đồng/bao và 670.000 - 720.000 đồng/bao.

Đồng thời, giá phân NPK 20 - 20 - 15 Ba con cò cũng không có thay đổi so với ngày 13/12, tương đương với mức 890.000 - 910.000 đồng/bao.

Tương tự, phân DAP Đình Vũ tiếp tục đi ngang trong khoảng 750.000 - 790.000 đồng/bao và DAP Hồng Hà khoảng 1.100.000 - 1.130.000 đồng/bao.

Số liệu: 2nong.vn

Cân nhắc việc áp thuế VAT 5% với phân bón và vật tư nông nghiệp

Theo chương trình dự kiến Phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với công tác xây dựng pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét đề nghị bổ sung một số Dự án Luật vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2024, trong đó có Dự án Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi).

Nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm ổn định nguồn thu cho ngân sách và phù hợp với thông lệ quốc tế, nhiều ý kiến cho rằng, việc sửa đổi đạo Luật này trong bối cảnh hiện nay là cần thiết.

Nhất là khi, áp dụng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế (Luật số 71/2014/QH13), chuyển phân bón từ đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) 5% sang đối tượng không chịu thuế đã khiến ngành này phát sinh nhiều bất cập.

Thực tế cho thấy, Việt Nam nhập khẩu tương đối nhiều phân bón từ nước ngoài, phần lớn các nước này đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT nên doanh nghiệp của họ được hoàn thuế đầu vào khi xuất khẩu sang Việt Nam.

Mặt khác, phân bón nhập khẩu vào Việt Nam lại không phải chịu thuế VAT tại khâu nhập khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp nước ngoài có điều kiện hạ giá bán và cạnh tranh không công bằng với phân bón sản xuất trong nước.

Trong khi đó, doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước lại gặp nhiều khó khăn. Do phân bón không thuộc diện chịu thuế VAT nên các doanh nghiệp không được kê khai, khấu trừ thuế VAT đầu vào mà phải tính vào chi phí sản phẩm. Điều này khiến giá thành sản phẩm tăng 5 - 8%, bất lợi trong cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu cùng loại; đồng thời không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định để tạo ra sản phẩm chất lượng cao.

Trước thực trạng đã nêu, không ít ý kiến cho rằng, việc này không chỉ khiến doanh nghiệp thiệt thòi, mà Nhà nước và nông dân cũng đều chịu thiệt. Nhà nước mất nguồn thu ngân sách do không thu được thuế VAT ở khâu nhập khẩu với phân bón trong khi thuế nhập khẩu thì vốn rất thấp hoặc đã được đưa về mức 0%.

Còn nông dân phải mua phân bón với giá cao do các nhà sản xuất trong nước đã đẩy một phần chi phí thuế vào giá thành sản phẩm - nghĩa là mục tiêu giảm giá phân bón để hỗ trợ nông dân không đạt được. Vì vậy, nên áp thuế VAT 5% với phân bón.

Theo ông Nguyễn Văn Phụng - chuyên gia cao cấp về Thuế và Quản trị doanh nghiệp, Nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính: “Việc đưa vào diện chịu thuế VAT với mức thuế suất 5% không chỉ phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế, mà cũng là mở rộng diện chịu thuế, mở rộng cơ sở thuế như Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021 - 2030”, Petrotimes đưa tin.

Ảnh: Bình An

Bình An

Nguồn Đắk Nông: https://baodaknong.vn/gia-phan-bon-hom-nay-15-12-xu-huong-di-ngang-muc-gia-cao-nhat-tai-mien-trung-la-phan-npk-20-20-15-dau-trau-gia-980-000-1-020-000-dong-bao-191097.html