'Giải mã' ý nghĩa hình tượng rắn thần ở chùa Phật Nằm

Chùa Som Rong (chùa Phật Nằm) ở Sóc Trăng có kiến trúc điển hình của văn hóa tín ngưỡng Khmer Nam bộ với hình tượng rắn thần Naga hiện diện ở nhiều vị trí trong chùa.

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong (còn gọi là chùa Som Rong hay chùa Phật Nằm) tọa lạc tại đường Tôn Đức Thắng, Phường 5, thành phố Sóc Trăng, không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng mà còn là một trong những địa điểm thu hút đông đảo du khách ghé thăm. Chùa nổi tiếng với bức tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn ngoài trời, dài 63m, cao 22,5m, đặt trên đài cao khoảng 28m so với mặt đất. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong (còn gọi là chùa Som Rong hay chùa Phật Nằm) tọa lạc tại đường Tôn Đức Thắng, Phường 5, thành phố Sóc Trăng, không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng mà còn là một trong những địa điểm thu hút đông đảo du khách ghé thăm. Chùa nổi tiếng với bức tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn ngoài trời, dài 63m, cao 22,5m, đặt trên đài cao khoảng 28m so với mặt đất. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Chùa Som Rong được xây dựng từ năm 1785. Ban đầu chùa được dựng lên bằng tre, gỗ và lợp lá đơn sơ. Sau nhiều lần trùng tu, kiến trúc của chùa Som Rong hiện tại mang đậm nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Khmer. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Chùa Som Rong được xây dựng từ năm 1785. Ban đầu chùa được dựng lên bằng tre, gỗ và lợp lá đơn sơ. Sau nhiều lần trùng tu, kiến trúc của chùa Som Rong hiện tại mang đậm nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Khmer. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Giữa sân chùa có ngôi bảo tháp màu xám được xây dựng trên diện tích 100m2, chiều rộng 11m, cao khoảng 25m. Ngôi bảo tháp có bốn hướng và có bốn lối đi, là đại diện của từ, bi, hỷ, xả. Dọc hai bên lối dẫn lên bảo tháp được trang trí hình tượng rắn thần Naga và các hoa văn Khmer cổ được chạm khắc tinh tế, sắc sảo. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Giữa sân chùa có ngôi bảo tháp màu xám được xây dựng trên diện tích 100m2, chiều rộng 11m, cao khoảng 25m. Ngôi bảo tháp có bốn hướng và có bốn lối đi, là đại diện của từ, bi, hỷ, xả. Dọc hai bên lối dẫn lên bảo tháp được trang trí hình tượng rắn thần Naga và các hoa văn Khmer cổ được chạm khắc tinh tế, sắc sảo. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Hình tượng rắn thần Naga hiện diện ở nhiều vị trí trong chùa. Tương truyền, rắn thần Naga được Phật Thích Ca giao cho bảo vệ Kinh Bát nhã. Đến Sóc Trăng, điều dễ nhận thấy là hầu như đền chùa nào của người Khmer cũng đều có hình tượng rắn thần Naga, tạo cho các ngôi chùa nơi đây một tổng thể kiến trúc riêng biệt, độc đáo. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Hình tượng rắn thần Naga hiện diện ở nhiều vị trí trong chùa. Tương truyền, rắn thần Naga được Phật Thích Ca giao cho bảo vệ Kinh Bát nhã. Đến Sóc Trăng, điều dễ nhận thấy là hầu như đền chùa nào của người Khmer cũng đều có hình tượng rắn thần Naga, tạo cho các ngôi chùa nơi đây một tổng thể kiến trúc riêng biệt, độc đáo. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Rắn thần Naga có hình dáng của một con rắn mang bành lớn, thường xuất hiện với nhiều cái đầu trên cùng một thân rắn (năm đầu, bảy đầu). Trong các đền chùa của người Khmer, rắn Naga thường được đặt ở vị trí che lấy Đức Phật, hoặc ở trước chùa, bên lan can, trên mái chùa, cuộn dưới hiên... (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Rắn thần Naga có hình dáng của một con rắn mang bành lớn, thường xuất hiện với nhiều cái đầu trên cùng một thân rắn (năm đầu, bảy đầu). Trong các đền chùa của người Khmer, rắn Naga thường được đặt ở vị trí che lấy Đức Phật, hoặc ở trước chùa, bên lan can, trên mái chùa, cuộn dưới hiên... (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Miệng rắn thần mở to, răng sắc nhọn; đôi khi có ngọn lửa cách điệu bùng lên từ trên đầu và mắt rắn tròn xoe rực cháy. Rắn thần Naga xuất hiện ở đền chùa mang ý nghĩa bảo hộ Đức Phật, bảo vệ không gian yên tĩnh, thanh sạch chốn chùa chiền cũng biểu trưng cho sự thịnh vượng, sinh thành, phát triển, nâng đỡ và ổn định thế giới. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Miệng rắn thần mở to, răng sắc nhọn; đôi khi có ngọn lửa cách điệu bùng lên từ trên đầu và mắt rắn tròn xoe rực cháy. Rắn thần Naga xuất hiện ở đền chùa mang ý nghĩa bảo hộ Đức Phật, bảo vệ không gian yên tĩnh, thanh sạch chốn chùa chiền cũng biểu trưng cho sự thịnh vượng, sinh thành, phát triển, nâng đỡ và ổn định thế giới. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Những công trình kiến trúc bên trong chùa được kết hợp hài hòa, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh tín ngưỡng của người dân. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Những công trình kiến trúc bên trong chùa được kết hợp hài hòa, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh tín ngưỡng của người dân. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Chùa Som Rong được xây dựng theo kiểu kiến trúc giống như các chùa Khmer Nam bộ khác với diện tích 5ha bao gồm: Chánh điện, sala (giảng đường), nhà dành cho sư sãi và còn có thêm một thư viện sách có hơn 1.500 quyển, phục vụ cho các em học sinh, người dân và bà con Phật tử tại địa phương.(Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Chùa Som Rong được xây dựng theo kiểu kiến trúc giống như các chùa Khmer Nam bộ khác với diện tích 5ha bao gồm: Chánh điện, sala (giảng đường), nhà dành cho sư sãi và còn có thêm một thư viện sách có hơn 1.500 quyển, phục vụ cho các em học sinh, người dân và bà con Phật tử tại địa phương.(Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Hành lang dài chạm trổ hoa văn nhiều màu sắc, đại diện cho nghệ thuật kiến trúc đặc sắc của đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng và Nam bộ nói chung. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Hành lang dài chạm trổ hoa văn nhiều màu sắc, đại diện cho nghệ thuật kiến trúc đặc sắc của đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng và Nam bộ nói chung. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Chùa Som Rong mang nét cổ kính nhưng không kém phần tráng lệ, nguy nga cùng những bức tường nhuốm màu thời gian đã thu hút du khách tới tham quan. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Chùa Som Rong mang nét cổ kính nhưng không kém phần tráng lệ, nguy nga cùng những bức tường nhuốm màu thời gian đã thu hút du khách tới tham quan. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Theo các vị sư kể lại, chùa Som Rong được xây dựng năm 1785, đã trải qua 12 đời trụ trì. Kiến trúc của chùa vừa tinh tế và mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Theo các vị sư kể lại, chùa Som Rong được xây dựng năm 1785, đã trải qua 12 đời trụ trì. Kiến trúc của chùa vừa tinh tế và mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Hình tượng vị thần trong tín ngưỡng của người Khmer. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Hình tượng vị thần trong tín ngưỡng của người Khmer. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Nơi đây đã trở thành những điểm đến tâm linh tiêu biểu, thu hút đông đảo Phật tử, du khách đến chiêm bái và khám phá nét văn hóa, nghệ thuật kiến trúc độc đáo. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Nơi đây đã trở thành những điểm đến tâm linh tiêu biểu, thu hút đông đảo Phật tử, du khách đến chiêm bái và khám phá nét văn hóa, nghệ thuật kiến trúc độc đáo. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Phối cảnh ngôi chùa hài hòa, tráng lệ, có lẽ không thua kém những ngôi chùa ở Thái Lan. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Phối cảnh ngôi chùa hài hòa, tráng lệ, có lẽ không thua kém những ngôi chùa ở Thái Lan. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/giai-ma-y-nghia-hinh-tuong-ran-than-o-chua-phat-nam-post1008323.vnp