Nghề làm gốm của người Chăm là nghề thủ công truyền thống đầu tiên của Việt Nam được UNESCO đề cử và ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Gốm gọ Bình Đức từ lâu nổi tiếng khắp miền Nam Trung Bộ là gốm nung thủ công của đồng bào Chăm ở thôn Bình Đức (xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) với màu sắc, hoa văn tự nhiên độc đáo. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Tên gốm gọ bắt nguồn theo từ Gok, tiếng Chăm nghĩa là cái nồi. Người Chăm ở Bình Đức thường nung gốm vào giữa trưa nắng trên một gò đất cao thoáng gió. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Nung gốm gọ Bình Đức. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Quá trình nung gốm gọ có nhiều đặc trưng thể hiện bản sắc văn hóa của đồng bào Chăm. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Sản phẩm gốm vừa ra lò được vẩy một loại nước từ cây thị hoặc cây chùm mụ để tạo hoa văn. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Nghệ nhân làm gốm gọ Bình Đức. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Sản phẩm gốm hoàn chỉnh của người Chăm thôn Bình Đức có màu đỏ nhạt cùng những hoa văn tự nhiên lạ mắt, đã trở thành một loại gốm độc đáo, khác biệt với những loại gốm ở các nơi khác. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Tạo hình sản phẩm gốm bằng bàn xoay. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Một số sản phẩm gốm gọ Bình Đức với hoa văn đặc trưng. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)