Học trò lớp 2 làm bài văn về cô giáo, một chi tiết khiến cô phải đặt bút phê 'thô tục'

Nam sinh lớp 2 viết bài văn tả cô giáo khen ngợi hết lời. Thế nhưng lại có một chi tiết khiến cô giáo phải đặt bút phê 'thô tục'.

Với các bạn nhỏ tiểu học, môn Tập làm văn quả là môn học thú vị, bởi ở môn học này, các em được thỏa sức viết ra những gì mình suy nghĩ. Nhất là với những đề tài gần gũi như tả người thân, tả cô giáo hay món đồ yêu thích, các em lại càng có có nhiều cảm xúc để viết ra.

Trước đó, cư dân mạng từng rôm rả bàn luận về một bài văn tiểu học của một nam sinh lớp 2. Theo đó, giáo viên đưa ra đề bài như sau: "Tả cô giáo em".

Bên dưới phần bài văn, nam sinh hồn nhiên trình bày: "Cô giáo em có đôi mắt đen huyền. Mõm cô đỏ tươi thắm, tươi như cô tiên. Em rất yêu cô và cô cũng rất yêu em".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bài văn được cô giáo chấm 5 điểm. Trong đó, một chi tiết khiến tất cả ai đọc bài văn này phải lập tức chú ý. Đó chính là việc em học sinh dùng từ "mõm" thay cho từ "miệng". Điều này cũng bị cô giáo ngay lập tức sửa lỗi. Cô giáo đánh giá từ "mõm" là từ thô tục; từ viết đúng phải là từ "miệng". Kèm theo việc sửa lỗi, cô giáo để lại lời phê: Cần cố gắng hơn.

Quả thực, em học sinh này đã dùng từ chưa chính xác trong bài văn này. Tuy nhiên, lỗi này có thể dễ hiểu bởi vì em mới chỉ lớp 2, vốn từ ngữ còn yếu ớt nên việc dùng từ bị sai hoàn toàn có thể xảy ra. Sau phần sửa lỗi của cô giáo, em học sinh sẽ không tái phạm trong những bài văn sau.

Nên khuyến khích trẻ Tiểu học học môn Tập làm văn ra sao?

Để khơi dậy hứng thú học môn Tập làm văn, giáo viên cần thay đổi cách tiếp cận theo hướng nhẹ nhàng, gần gũi và sáng tạo hơn. Thay vì ép học sinh viết theo khuôn mẫu cứng nhắc, hãy để các em được tự do thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và góc nhìn cá nhân.

Giáo viên nên khuyến khích học sinh quan sát cuộc sống xung quanh, viết về những điều quen thuộc như gia đình, bạn bè, con vật nuôi… Việc kết hợp đọc sách, kể chuyện, viết nhật ký hay sáng tác truyện tranh cũng giúp việc học văn trở nên sinh động, bớt nhàm chán.

Đặc biệt, sự ghi nhận, động viên kịp thời của thầy cô và phụ huynh sẽ tạo động lực để các em mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ của mình qua từng con chữ. Khi được viết bằng cảm xúc thật và tâm hồn trong trẻo, các bài văn sẽ không còn là áp lực mà trở thành niềm vui.

Yến Nguyễn

Nguồn SaoStar: https://www.saostar.vn/sao-hoc-duong/bai-van-ta-co-giao-co-mot-chi-tiet-khien-co-phai-phe-tho-tuc-202507280947025241.html