Lan tỏa văn hóa ẩm thực quê hương qua hoạt động trải nghiệm

Hoạt động trải nghiệm tìm hiểu làng nghề truyền thống bánh cuốn được giáo viên, học sinh Trường THCS Thanh Trì (Hoàng Mai, Hà Nội) thực hiện.

Học sinh Trường THCS Thanh Trì tìm hiểu và trực tiếp trải nghiệm làm bánh cuốn.

Học sinh Trường THCS Thanh Trì tìm hiểu và trực tiếp trải nghiệm làm bánh cuốn.

Tiết học đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc và lan tỏa nét đẹp văn hóa ẩm thực quê hương.

Phường Thanh Trì (Hoàng Mai, Hà Nội) từ lâu nổi danh với nghề làm bánh cuốn truyền thống. Đây không chỉ là món ăn dân dã, mà còn là biểu tượng của bàn tay tài hoa, khéo léo của người dân nơi đây. Để tìm hiểu, Trường THCS Thanh Trì tổ chức chuyên đề “Hoạt động trải nghiệm tìm hiểu làng nghề truyền thống”. Tiết học do cô Trần Thị Ngọc Hà thực hiện tại lớp 7A6.

Ngoài việc được tìm hiểu một số nghề của quận Hoàng Mai, trong đó có nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, cô Ngọc Hà cho biết, qua tiết học, học sinh được giao lưu, tìm hiểu và trực tiếp trải nghiệm làm bánh cùng những người thợ tài hoa. Nhờ đó, các em đã hiểu, để làm được đĩa bánh cuốn ngon, ngay từ khâu chọn gạo, xay bột cũng cần bí quyết riêng.

Tiếp đến là khâu làm nhân, tráng bánh và pha nước chấm… tất cả đều đòi hỏi kỹ năng và sự tinh tế, mang đặc trưng riêng của làng nghề bánh cuốn Thanh Trì. Đó là lý do khiến bánh cuốn Thanh Trì vẫn giữ được giá trị truyền thống và trở thành niềm tự hào của người dân địa phương.

 Tiết học trải nghiệm do cô Trần Thị Ngọc Hà thực hiện tại lớp 7A6.

Tiết học trải nghiệm do cô Trần Thị Ngọc Hà thực hiện tại lớp 7A6.

Dưới sự hướng dẫn của những người làm bánh cuốn có kinh nghiệm lâu năm trong làng nghề, cô Nguyễn Thị Thanh Tâm – Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Trì cho biết, tiết học thu hút đông giáo viên, học sinh trong quận tham gia trải nghiệm. Thầy – trò cùng trực tiếp trải nghiệm các công đoạn làm bánh và tráng bánh.

Những đĩa bánh cuốn đặc trưng từ độ mỏng mịn của vỏ, lớp bánh trắng trong, mềm mại được cuộn cùng nhân thịt, mộc nhĩ, cho đến nước chấm thơm, ngon đã được bàn tay khéo léo của giáo viên và học sinh làm nên.

 Học sinh hào hứng với khâu xây bột, chuẩn bị nguyên liệu làm bánh cuốn.

Học sinh hào hứng với khâu xây bột, chuẩn bị nguyên liệu làm bánh cuốn.

Theo cô Thanh Tâm, thông qua tiết học chuyên đề nhằm giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử cho học sinh. Đây cũng là dịp để giáo viên tư vấn hướng nghiệp cho học trò.

“Giáo dục hướng nghiệp ngày càng được chú trọng. Việc tìm hiểu và gìn giữ làng nghề truyền thống không chỉ giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, mà còn mở ra những cơ hội việc làm đầy triển vọng cho các em. Đồng thời, hun đúc tinh thần khởi nghiệp cho học sinh trong lĩnh vực ẩm thực truyền thống quê hương” – cô Thanh Tâm trao đổi

 Thông qua hoạt động trải nghiệm, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về bản sắc văn hóa dân tộc và tạo ra cơ hội việc làm đa dạng trong thời đại hội nhập.

Thông qua hoạt động trải nghiệm, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về bản sắc văn hóa dân tộc và tạo ra cơ hội việc làm đa dạng trong thời đại hội nhập.

Từ thực tiễn cho thấy, nghề làm bánh cuốn Thanh Trì thể hiện sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa tinh hoa ẩm thực dân tộc và nhu cầu hướng nghiệp trong tương lai của học sinh Trường THCS Thanh Trì.

Vì vậy, tham gia các hoạt động trải nghiệm, các em học hỏi được quy trình, kỹ năng và những phẩm chất đáng quý của người làm bánh. Từ đó, rèn luyện sự khéo tay, kiên trì, tỉ mỉ… Đây cũng là cơ hội để các em khám phá tiềm năng của mình trong các ngành liên quan đến ẩm thực, kinh doanh và du lịch.

Tiết học không chỉ giúp học sinh nhìn nhận toàn diện về nghề nghiệp, mà còn thúc đẩy ý thức bảo tồn văn hóa truyền thống của quê hương, đất nước. Từ đó, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ.

 Hoạt động trải nghiệm tìm hiểu làng nghề truyền thống bánh cuốn thu hút sự quan tâm của giáo viên và học sinh trên địa bàn quận Hoàng Mai.

Hoạt động trải nghiệm tìm hiểu làng nghề truyền thống bánh cuốn thu hút sự quan tâm của giáo viên và học sinh trên địa bàn quận Hoàng Mai.

Theo cô Thanh Tâm, việc kết hợp giữa bảo tồn văn hóa làng nghề và phát triển hướng nghiệp là hướng đi tích cực. Thông qua hoạt động này, giúp thế hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn về bản sắc văn hóa dân tộc và tạo ra cơ hội việc làm đa dạng trong thời đại hội nhập.

Minh Phong

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/lan-toa-van-hoa-am-thuc-que-huong-qua-hoat-dong-trai-nghiem-post705981.html