Lịch sử nghiên cứu cơ thể con người

Trong thế kỷ thứ nhất và thứ hai trước Công Nguyên, trong khi các bác sĩ Hy Lạp nhìn nhận một bộ phận là cơ bắp thì bác sĩ Trung Quốc lại nhìn thấy đó là hệ thống các điểm và huyệt châm cứu.

Lorraine Jones từ trường đại học Podiatry cho rằng ‘Kích thước bàn chân to hơn bởi vì chúng ta cao hơn và nặng hơn trước kia’, BBC đã dịch nghĩa là ‘bàn chân của chúng ta được bù đắp bằng cách dài ra và to hơn’. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng rõ ràng về việc khảo sát có đo chiều cao hay cân nặng cũng như cỡ giày hay mối liên quan giữa chúng.

Hình ảnh bàn chân to vẫn được truyền thông đại diện như một dấu hiệu của suy giảm thể chất hơn là thiếu dữ liệu trong nghiên cứu của đại học Podiatry trong đó, chủ yếu bày tỏ lo lắng việc đi những đôi giày không vừa sẽ gây tác động không tốt lên đôi chân.

Những liên hệ kiểu này thường xuyên xuất hiện trong lịch sử về cơ thể bình thường. Chúng ta đã thấy các bộ phận khác nhau của cơ thể được dùng làm bằng chứng của sự thoái hóa của loài người hay suy giảm quốc gia cũng như để biện minh cho sự bành trướng xâm lấn thuộc địa hoặc ủng hộ giai cấp, phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính của nền văn minh.

 Ảnh minh họa. Nguồn: BBC.

Ảnh minh họa. Nguồn: BBC.

Cuối cùng, y học có vai trò quan trọng trong mối quan hệ của chúng ta với cơ thể. Cùng một lúc, chúng ta cảm nhận được từng bộ phận cơ thể và nhận ra ngay nếu có gì đó khác trong cơ thể chúng ta.

Như triết gia người Pháp Paul Valéry từng nói, chúng ta có thể gọi tên cơ thể ‘như một điều thuộc về chúng ta; nhưng đối với chúng ta nó không hẳn là một điều gì; nó thuộc về chúng ta ít hơn là chúng ta thuộc về nó’. Lần đầu tiên tôi nghe được câu này trong sách về lịch sử và sự khác nhau giữa y học Hy Lạp và Trung Quốc của Shigehisa Kuriyama, trong đó chỉ ra mỗi nền y học cổ truyền khác nhau lại có cách hiểu và đọc được tín hiệu từ cơ thể khác nhau.

Trong thế kỷ thứ nhất và thứ hai trước Công Nguyên, trong khi các bác sĩ Hy Lạp nhìn nhận một bộ phận là cơ bắp thì bác sĩ Trung Quốc lại nhìn thấy đó là hệ thống các điểm và huyệt châm cứu. Kuriyama cho rằng tiếng Trung không có một từ cụ thể nào có nghĩa "cơ bắp".

Đây không phải trường hợp duy nhất một nền y học truyền thống nhìn nhận y học "một cách chính xác". Bộ phận này cũng không phải dễ quan sát trên tất cả mọi người. Thật vậy, trong thực hành y khoa tại thời điểm đó không phổ biến việc phân biệt các loại thịt khác nhau.

Người Hy Lạp lại ngoại lệ, giải phẫu học của họ bắt nguồn từ nghệ thuật truyền thống mô tả người đàn ông khỏa thân với những cơ thịt nổi cuồn cuộn mặc dù về mặt giải phẫu chỗ đó không có cơ bắp. Vì vậy chính cách nhìn nhận về cơ thể ta cũng bị ràng buộc bởi lịch sử và văn hóa, cũng như những đánh giá mà chúng ta đưa ra về việc liệu những gì chúng ta nhìn thấy có bình thường hay không.

Sarah Chaney/NXB Trẻ

Nguồn Znews: https://znews.vn/lich-su-nghien-cuu-co-the-con-nguoi-post1515056.html