Loại ôtô nào tại Việt Nam có thể sử dụng được xăng E10?

Việc chuyển đổi sử dụng xăng sinh học E10 đang trở thành xu hướng toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ôtô nào cũng tương thích với xăng này.

Video: Dự kiến từ 1/1/2026 sẽ bắt đầu sử dụng xăng E10 (Báo Nhân Dân).

Xăng E10 là gì?

Xăng E10 là một loại xăng sinh học được pha trộn giữa 90% xăng khoáng truyền thống và 10% ethanol sinh học. Ethanol này được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu tái tạo như cây mía, sắn, ngô... Việc đưa ethanol vào xăng giúp quá trình đốt cháy sạch hơn, giúp giảm phát thải khí nhà kính trong ngành giao thông vận tải.

 Việc chuyển đổi sử dụng xăng sinh học E10 đang trở thành xu hướng toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Việc chuyển đổi sử dụng xăng sinh học E10 đang trở thành xu hướng toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Đây là một phần quan trọng trong lộ trình chuyển đổi sang năng lượng bền vững, hướng tới giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và tận dụng nguồn nông sản nội địa.

Ưu điểm của xăng E10

Ethanol có chỉ số Octane rất cao (trên 100), khi pha vào xăng giúp quá trình đốt cháy diễn ra đều và ổn định hơn, từ đó hạn chế hiện tượng kích nổ và nâng cao hiệu suất vận hành. Ngoài ra, có khả năng hòa tan cặn bẩn, giúp làm sạch muội than tích tụ trong buồng đốt và ống dẫn nhiên liệu, từ đó duy trì hiệu suất và kéo dài tuổi thọ động cơ.

Giá thành của xăng E10 cũng thường rẻ hơn so với các loại xăng cao cấp như A95 hay A98, nhờ chi phí sản xuất ethanol thấp hơn so với xăng khoáng.

 Tại Việt Nam, các doanh nghiệp như Petrolimex và PVoil sẽ thử nghiệm bán xăng E10 tại Hà Nội, TP.HCM và Hải Phòng từ ngày 1/8/2025.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp như Petrolimex và PVoil sẽ thử nghiệm bán xăng E10 tại Hà Nội, TP.HCM và Hải Phòng từ ngày 1/8/2025.

Nhờ những lợi ích kể trên, xăng E10 đã được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia từ nhiều năm qua. Brazil là quốc gia tiên phong ủng hộ xăng pha cồn từ năm 1975, sử dụng cồn sản xuất từ mía để pha vào xăng với tỉ lệ lên đến 20%. Mỹ sử dụng xăng pha cồn từ năm 1976 và hiện đang sử dụng xăng sinh học E10.

Trong khu vực, Thái Lan đã bán xăng E20 từ năm 2008, còn Philippines dùng xăng E10 từ 2011.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp như Petrolimex và PVoil sẽ triển khai thử nghiệm bán xăng E10 tại Hà Nội, TP.HCM và Hải Phòng từ ngày 1/8/2025. Theo lộ trình dự kiến của Bộ Công Thương, việc sử dụng E10 sẽ trở thành bắt buộc trên toàn quốc từ ngày 1/1/2026.

Loại xe nào sử dụng được xăng E10?

Ngoài những ưu điểm trên, một số người còn tỏ ra băn khoăn về xăng E10. Tiêu hao nhiên liệu có thể cao hơn một chút với xe chạy xăng E10 từ 3-5%. Ngoài ra, các xe đời cũ (sản xuất trước 2005) có thể bị ảnh hưởng bởi Ethanol có tính ăn mòn kim loại và cao su nếu hệ thống nhiên liệu không tương thích. Ethanol vốn hấp thụ hơi nước từ không khí, về lâu dài có thể gây gỉ sét bình nhiên liệu hoặc làm giảm hiệu suất cháy.

Theo Tổ chức tư vấn chính sách giao thông độc lập của Vương quốc Anh - RAC Foundation, hầu hết ôtô chạy xăng sản xuất từ năm 2011 trở đi đều có thể sử dụng xăng E10 một cách an toàn. Một số mẫu xe từ sau năm 2000 cũng có thể sử dụng E10 mà không gặp vấn đề lớn. Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ đáng chú ý ngay cả với những thương hiệu lớn như Audi, Mercedes-Benz, Toyota, Ford hay Volkswagen.

Với xe máy, theo các chuyên gia kỹ thuật, hầu hết các dòng xe máy hiện đại – đặc biệt từ các hãng lớn như Honda, Yamaha, Piaggio… – đều đã được thiết kế để tương thích với nhiên liệu có chứa ethanol như E5 và E10.

Các dòng xe sản xuất trước năm 2000 hoặc không có hệ thống phun xăng điện tử có thể gặp hiện tượng ăn mòn gioăng cao su, oxy hóa chi tiết kim loại hoặc tắc nghẽn kim phun do ethanol hòa tan các cặn bẩn lâu ngày trong bình xăng và hệ thống nhiên liệu.

Ngoài ra, ethanol cũng có thể làm bong tróc cặn bẩn tích tụ trong hệ thống nhiên liệu lâu ngày, dẫn đến tắc nghẽn kim phun hoặc bơm xăng.

Với những xe ít sử dụng, nếu để nhiên liệu E10 trong bình quá lâu (trên 3 tháng), ethanol có thể hấp thụ nước, gây hiện tượng tách lớp, ăn mòn và dẫn đến khó khởi động hoặc hỏng hệ thống phun xăng.

Thảo Nguyễn

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/loai-oto-nao-tai-viet-nam-co-the-su-dung-duoc-xang-e10-post1557850.html