Loại rau dân dã như 'thuốc mát gan tự nhiên', cái số 1 ăn vào quên luôn nóng trong người

Những loại rau quen thuộc này không chỉ cung cấp lượng vitamin đáng kể mà còn có tác dụng điều trị nóng gan hiệu quả, thải độc gan và thanh nhiệt tuyệt vời cho cơ thể của bạn trong những ngày nắng nóng.

Rau má

Rau má là loại rau quen thuộc dễ tìm, uống nước rau má ngày nắng nóng có tác dụng thanh nhiệt, mát gan. Ảnh minh họa.

Rau má là loại rau quen thuộc dễ tìm, uống nước rau má ngày nắng nóng có tác dụng thanh nhiệt, mát gan. Ảnh minh họa.

Rau má là loại rau quen thuộc với người Việt, thường được dùng để nấu canh, làm sinh tố hoặc ép lấy nước uống.

Rau má có tính mát, vị ngọt, giúp thanh nhiệt, giải độc gan, lợi tiểu, làm mát cơ thể và giảm mụn nhọt.

Các nghiên cứu cho thấy rau má có thể giúp giảm men gan ở những người bị viêm gan, gan nhiễm mỡ.

Bên cạnh đó, rau má còn có thể giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình xơ gan nhờ tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm.

Trong dân gian rau má được dùng để chữa một số chứng bệnh thông thường rất hiệu nghiệm.

Rau má có vị đắng, tính hàn, vào 3 kinh can, tỳ và thận, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu thũng giải độc, dùng chữa các chứng tiết tả mùa hè, bịnh lỵ, vàng da do thấp nhiệt, sỏi đường tiết niệu, bỏng, khái huyết, thổ huyết đau mắt đỏ, dị ứng mẩn ngứa…

Thành phần dinh dưỡng của rau má

Trong 100g rau má có chứa:

Calo: 23,0 kcal

Carbs: 1,7g

Protein: 2,0g

Chất béo 2,0g

Chất xơ: 0,7 g

Các chất dinh dưỡng như: Beta caroten, canxi, sắt, magie, mangan, phospho, kali, kẽm và các loại vitamin trong rau má sẽ thay đổi hàm lượng phụ thuộc theo khu vực trồng trọt và mùa thu hoạch.

Nếu bạn muốn giải nhiệt, trị rôm sẩy, mẩn ngứa, mát gan, lợi tiểu, có thể sử dụng rau má tươi 30 - 100 g rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống hằng ngày hoặc dùng máy xay sinh tố xay nát rồi hòa đường uống.

Rau ngót

Theo y học cổ truyền, rau ngót có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hóa ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Ảnh minh họa.

Theo y học cổ truyền, rau ngót có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hóa ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Ảnh minh họa.

Trong rau ngót chứa nhiều vitamin C, flavonoid và các chất chống oxy hóa khác, giúp bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra.

Các chất này đồng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm trùng gan.

Rau ngót chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm táo bón và hỗ trợ quá trình thải độc của cơ thể, giảm gánh nặng cho gan.

Rau ngót cũng là một loại rau ít calo, giúp kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ.

Mặc dù rau ngot tốt nhưng cần lưu ý rằng rau ngót có thể gây co bóp tử cung, không nên dùng cho phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, không nên ăn rau ngót sống vì có thể chứa các chất gây hại cho sức khỏe.

Một số nghiên cứu cho thấy trong 100g rau ngót có chứa 6,5g đạm, 0,08g chất béo, 9g đường, 503mg kali, 15,7mg sắt, 85mg sinh tố C…

Do vậy, rau ngót (so với các rau lá khác) chứa nhiều đạm, chất sắt, mangan và tiền sinh tố A.

Với chất lượng đạm thực vật cao như vậy, nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận...

Trúc Chi (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/loai-rau-dan-da-nhu-thuoc-mat-gan-tu-nhien-cai-so-1-an-vao-quen-luon-nong-trong-nguoi-204240826101612132.htm