Mắt mờ và đau, nhìn các màu giống cầu vồng, có phải tôi bị bệnh cườm nước?

Không chỉ là một bệnh lý về mắt thông thường, bệnh cườm nước còn là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa không hồi phục nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Gần đây tôi hay bị nhìn mờ, mắt đau theo n, nhất là khi nhìn vào đèn hoặc màu thì thấy quầng sáng cầu vồng... Tôi lo lắng không biết có phải mình bị bệnh cườm nước hay mắc bệnh lý về mắt khác không? Bác sĩ có thể cho tôi vài chỉ dẫn. (Hoàng Anh, 42 tuổi)

Trả lời

Bệnh cườm nước (thiên đầu thống, glôcôm, glaucoma) không chỉ là một bệnh lý về mắt thông thường mà còn là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa không hồi phục nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Biểu hiện bệnh, ai có nguy cơ cao?

Cườm nước có 2 thể bệnh chính với các biểu hiện khác biệt rõ rệt.

Thể thứ nhất là bệnh cườm nước góc mở, thường tiến triển chậm và khó nhận biết ở giai đoạn đầu. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như mất thị trường ngoại vi, khó thích nghi với ánh sáng, thỉnh thoảng nhìn mờ và đau nhức mắt nhẹ.

Thể thứ 2 là cườm nước góc đóng, diễn tiến cấp tính với các triệu chứng dữ dội như đau nhức mắt dữ dội, nhìn thấy quầng sáng quanh đèn, đỏ mắt, kèm nhức đầu và buồn nôn.

Một số nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh cườm nước cần đặc biệt lưu ý là những người trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình mắc bệnh này, người châu Á (dễ mắc cườm nước góc đóng), người bị tăng huyết áp, rỗ đường. Ngoài ra, ai từng bị chấn thương mắt, có bệnh lý về mắt và có tình trạng tăng nhãn áp hoặc góc phòng thu hẹp cũng cần được theo dõi chặt chẽ.

Chủ động phát hiện, kiểm soát bệnh

Việc điều trị cườm nước hiện chủ yếu theo 3 hướng: dùng thuốc nhỏ mắt chuyên sâu để kiểm soát nhãn áp, điều trị bằng laser như tạo hình trabeculoplasty, mống mắt và các phương pháp chiến thuật như cắt củng mạc hoặc đặt đường ống lưu trữ trong những trường hợp cần thiết.

Mặc dù cườm nước nguyên phát không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bệnh có thể kiểm soát được nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Điều quan trọng nhất là nâng cao nhận thức của người dân về căn bệnh này và thực hiện khám sàng lọc định kỳ và duy trì lối sống lành mạnh. Bởi khi đã để bệnh gây tổn thương, hậu quả sẽ không thể phục hồi được.

Bác sĩ NGUYỄN QUANG HUY - khoa Mắt, Bệnh viện TP Thủ Đức

DI LINH

Nguồn PLO: https://plo.vn/mat-mo-va-dau-nhin-cac-mau-giong-cau-vong-co-phai-toi-bi-benh-cuom-nuoc-post841315.html