Meta xây dựng tuyến cáp quang ngầm trị giá 10 tỉ USD đi qua toàn cầu, kém Google đôi chút

Meta Platforms đang có kế hoạch xây dựng một tuyến cáp quang ngầm sẽ đi qua toàn cầu, trang TechCrunch đưa tin.

Các nguồn tin thân cận với Meta Platforms (chủ sở hữu Facebook, Instagram và WhatsApp) tiết lộ công ty Mỹ có thể chi hơn 10 tỉ USD cho một dự án dài gần 25.000 dặm (khoảng 40.233 km), chỉ kém đôi chút về chiều dài so với hệ thống cáp ngầm lớn nhất thế giới của Goôgle.

Theo TechCrunch, Meta Platforms được cho là sẽ sở hữu 100% công suất của tuyến cáp. Hiện vẫn chưa rõ trí tuệ nhân tạo (AI) có đóng vai trò gì trong động lực của dự án này hay không.

TechCrunch đưa tin dự án đang trong giai đoạn đầu, nhưng công suất và lộ trình dự kiến không được công khai. Văn phòng của Meta Platforms tại Nam Phi được cho đang chỉ đạo quá trình lập kế hoạch.

Cáp quang ngầm thường được sử dụng để truyền tín hiệu viễn thông qua các vùng nước rộng lớn. Meta Platforms là đồng sở hữu của nhiều hệ thống cáp khác nhau, gồm cả 2Africa - tuyến cáp viễn thông ngầm trải dài khắp bờ biển châu Phi.

Google là chủ sở hữu của 17 hệ thống cáp ngầm, trong khi Amazon và Microsoft là đồng sở hữu của một số ít hệ thống, theo nhà phân tích viễn thông Teleography.

Doanh nhân Sunil Tagare là người đầu tiên báo cáo về kế hoạch của Meta Platforms, nói với TechCrunch rằng tuyến cáp sẽ tiêu tốn 2 tỉ USD nhưng sẽ tăng lên hơn 10 tỉ USD trong vòng 5 đến 10 năm tới. Sunil Tagare suy đoán rằng khả năng xây dựng các trung tâm dữ liệu của Ấn Độ với chi phí rẻ hơn Mỹ có thể giải thích tại sao tuyến cáp Meta Platforms có thể kết thúc (điểm cuối) ở Ấn Độ.

"Nó sẽ bắt đầu ở bờ biển phía đông Mỹ và đi thẳng đến Ấn Độ với điểm dừng tại Nam Phi (để cấp điện và phục hồi). Nó cũng sẽ đi thẳng từ Ấn Độ đến bờ biển phía tây của Mỹ với điểm dừng cấp điện và phục hồi ở Darwin, Úc, tránh Biển Đỏ, Biển Đông và quan trọng hơn là Ai Cập, Marseille, Eo biển Malacca và Singapore — tất cả nơi này đều là những điểm đơn lẻ dễ gặp sự cố", Sunil Tagare lý giải.

Dự án sẽ mất nhiều năm để hoàn thành, do nguồn lực hạn chế như tàu lắp đặt cáp, theo TechCrunch.

TechCrunch đưa tin tuyến cáp của Meta Platforms có thể được lắp đặt một cách chiến lược để tránh các khu vực căng thẳng địa chính trịmà cáp từng bị hư hại, chẳng hạn Biển Baltic hoặc Biển Đỏ.

Meta Platforms không trả lời khi được đề nghị bình luận.

Meta Platforms có kế hoạch xây dựng một tuyến cáp ngầm đi qua toàn cầu - Ảnh: Getty Images

Meta Platforms có kế hoạch xây dựng một tuyến cáp ngầm đi qua toàn cầu - Ảnh: Getty Images

Sunil Tagare là doanh nhân và chuyên gia trong ngành công nghệ viễn thông, nổi tiếng với những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực cáp quang ngầm. Ông được biết đến như một trong những người tiên phong trong ngành công nghiệp này và có vai trò đáng kể trong việc hình thành các dự án hạ tầng viễn thông toàn cầu.

Một số thành tựu nổi bật của Sunil Tagare:

Founder of FLAG (Fiber-optic Link Around the Globe)

Ông là người sáng lập dự án FLAG Cable System, một trong những hệ thống cáp quang ngầm quốc tế đầu tiên, kết nối châu Âu, Trung Đông, châu Á và nhiều khu vực khác trên thế giới. Dự án này được xem là một bước ngoặt trong việc phát triển mạng lưới viễn thông toàn cầu.

Nhà tư tưởng và cố vấn chiến lược

Sunil Tagare thường xuyên đưa ra các dự báo và ý tưởng chiến lược liên quan đến viễn thông và cơ sở hạ tầng internet, tập trung vào việc cải thiện khả năng kết nối và giảm thiểu rủi ro trong mạng lưới truyền dẫn dữ liệu.

Lãnh đạo trong các dự án tương lai

Ông đã đóng vai trò cố vấn hoặc lãnh đạo trong nhiều sáng kiến liên quan đến cáp quang ngầm và công nghệ truyền thông, đồng thời thường xuyên được mời phát biểu tại các hội nghị lớn trong ngành.

Tagare thường tập trung vào việc tận dụng công nghệ để kết nối các thị trường mới nổi và thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.

Với kinh nghiệm lâu năm và những thành tựu đã đạt được, Sunil Tagare sở hữu một lượng kiến thức sâu rộng về công nghệ cáp quang biển, quy trình xây dựng, vận hành và các thách thức mà ngành công nghiệp này đang đối mặt.

Google xây dựng hệ thống cáp ngầm lớn nhất thế giới

Google sẽ hỗ trợ xây dựng hai tuyến cáp ngầm nối các thành phố ở Úc với những trung tâm phát triển của thế giới thông qua đảo Giáng Sinh, vùng lãnh thổ ở Ấn Độ Dương của nước này. Cùng với mạng lưới cáp sẵn có ở quần đảo Thái Bình Dương, tuyến cáp mới sẽ hình thành hệ thống cáp ngầm lớn nhất thế giới.

Brian Quigley, Phó chủ tịch cơ sở hạ tầng mạng toàn cầu của Google, cho biết tuyến cáp Bosun sẽ nối thành phố Darwin (phía bắc Úc) với đảo Giáng sinh, trong khi một tuyến cáp ngầm khác sẽ nối Melbourne (phía đông Úc) với thành phố Perth ở bờ biển phía tây, sau đó đến đảo Giáng sinh và Singapore.

Tham gia dự án này còn có công ty trung tâm dữ liệu NextDC, tập đoàn viễn thông Vocus do hãng tài chính Macquarie hậu thuẫn và Subco.

Các tuyến cáp mới cũng sẽ kết nối với mạng lưới quần đảo Thái Bình Dương do Google xây dựng và Mỹ cùng tài trợ, kết nối Mỹ và Úc thông qua các trung tâm ở Fiji và Polynesia thuộc Pháp.

Vocus cho biết hai mạng lưới này sẽ hình thành nên hệ thống cáp ngầm lớn nhất thế giới trải dài 42.500km cáp quang chạy giữa Mỹ, châu Á đến Úc.

Theo Bộ trưởng Truyền thông Úc - Michelle Rowland, những hệ thống cáp mới này không chỉ mở rộng và tăng cường khả năng kết nối kỹ thuật số của riêng Úc mà còn bổ sung tích cực cho công việc của chính phủ với các đối tác để hỗ trợ kết nối an toàn và đáng tin cậy trên khắp Thái Bình Dương.

Đảo Giáng sinh nằm cách đất liền Úc 1.500 km về phía Tây, với dân số chỉ 1.250 người, nhưng nằm ở vị trí chiến lược tại Ấn Độ Dương, cách Jakarta (Indonesia) chỉ 350 km.

Đảo Giáng sinh được coi như láng giềng với Quần đảo Cocos ở Ấn Độ Dương, nơi mà Lực lượng Phòng vệ Úc đánh giá có vai trò chìa khóa cho các hoạt động giám sát hàng hải của họ tại khu vực.

Sơn Vân

Nguồn Một Thế Giới: https://1thegioi.vn/meta-xay-dung-tuyen-cap-quang-ngam-tri-gia-10-ti-usd-di-qua-toan-cau-kem-google-doi-chut-226585.html