Ngành bán lẻ chuyển đổi số
Các ứng dụng tự thanh toán, tự quét và công nghệ Just Walk Out (thanh toán tự động) giúp trải nghiệm mua bán dễ dàng hơn. Trải nghiệm đa kênh liền mạch kết nối cửa hàng giao dịch trực tiếp với cửa hàng trực tuyến. Các nhà bán lẻ liên tục kiếm tìm các khả năng mới với mong muốn có được lợi thế cạnh tranh thông qua chuyển đổi số.
Những chuyển đổi này còn ấn tượng hơn nếu tính đến những cản trở cần phải vượt qua. Bán lẻ là lĩnh vực thay đổi nhanh, do đó cần đổi mới sáng tạo nhanh. Ngoài ra, biên lợi nhuận của ngành bán lẻ thấp nên chi phí cho đổi mới sáng tạo phải hiệu quả.
Trên thực tế, những cản trở này luôn ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng. Điều đó làm suy giảm trải nghiệm khách hàng, cản trở các dự án chuyển đổi số phát huy hết tiềm năng.
Các yếu tố kìm hãm chuyển đổi số thành công trong ngành bán lẻ
Có nhiều lý do khiến các dự án chuyển đổi số của các nhà bán lẻ không đạt được kết quả như mong muốn.
Khi tiếp cận các dự án chuyển đổi số, nhiều nhà bán lẻ sử dụng phương pháp thác nước truyền thống thường được dùng trong các dự án lớn. Tuy nhiên, trong thế giới đầy gấp gáp ngày nay, phương pháp phát triển tuần tự thực sự không thể phát huy tác dụng. Các doanh nghiệp hiện đại đòi hỏi cập nhật thường xuyên và cải tiến liên tục dữ liệu và quy trình làm việc số hóa của mình. Chu kỳ phát triển phải được đo bằng ngày thay vì bằng tháng hoặc bằng năm. Dự án càng kéo dài, chi phí càng cao và lợi nhuận càng thấp.

Công nghệ ứng dụng AI có thể kiểm thử các thiết bị POS đầu cuối và các thiết bị vật lý được kết nối, tối ưu hóa trải nghiệm thanh toán tại cửa hàng.
Với phương pháp thác nước, các chiến lược đảm bảo chất lượng bán lẻ cũng bị ảnh hưởng, tác động đến đến hiệu quả chung của dự án.
Khi thời gian không còn nhiều, các tác vụ cuối quy trình phát triển thường bị rút gọn. Trong một quy trình dạng thác nước, các tác vụ bảo đảm chất lượng thường nằm trong diện rút gọn khiến cho khiếm khuyết dễ xảy ra.
Khi có vấn đề về chi phí, không ai muốn hy sinh tính năng hay chức năng. Thay vào đó, người ta cắt giảm khâu bảo đảm chất lượng để tiết kiệm.
Khi dự án phát triển bị quá hạn và sản phẩm ra mắt muộn hơn dự kiến, sự thay đổi nhanh chóng của ngành bán lẻ có thể làm cho sản phẩm này không còn thực sự phù hợp. Hệ quả là công nghệ kém phù hợp và không tạo được tác động như dự kiến ban đầu. Điều này làm suy giảm động lực cải tiến chất lượng liên tục để phát huy hết tiềm năng công nghệ.
Cần lưu ý đến thực trạng của công nghệ bán lẻ
Hầu hết các công ty bán lẻ vận hành nhờ mạng lưới hàng trăm ứng dụng, trong số đó có nhiều ứng dụng chạy trên các hệ thống mainframe cũ có tuổi đời từ 30 đến 40 năm. Duy trì các hệ thống cũ này là một nhiệm vụ khổng lồ, bị làm khó khăn thêm bởi nhu cầu tích hợp các đổi mới sáng tạo hiện đại với công nghệ lạc hậu - tất cả phải được thực hiện trong bối cảnh phải cải thiện chức năng và trải nghiệm người dùng. Trong rất nhiều trường hợp, công cụ mới đòi hỏi các giải pháp tạm thời cồng kềnh để phù hợp với các quy trình thượng nguồn hoặc hạ nguồn đã bị bỏ qua trong quá trình phát triển. Hệ quả sâu xa là tiến độ chuyển đổi số bị ảnh hưởng.
Như vậy chúng ta đã xác định được những thách thức, nhưng giải pháp là gì? Hãy cùng nhau xem xét cách thức thiết lập lại mô hình và xây dựng các dự án cải thiện chất lượng bán lẻ để các nhà bán lẻ có thể phát huy tối đa tiềm năng của chuyển đổi số.
Đảm bảo chất lượng trong quá trình chuyển đổi ngành bán lẻ
Để hiểu rõ các vấn đề phải giải quyết và các giải pháp cần thiết, việc có được dữ liệu đầu vào chính xác về bối cảnh kinh doanh ngay từ giai đoạn xác định phạm vi là yếu tố then chốt. Việc thu thập đầu vào này cũng chỉ ra tác động của các hệ thống mới tới các liên kết tới thượng nguồn và hạ nguồn. Khả năng quản trị hiệu quả trong lĩnh vực này có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm đáng kể các khó khăn thách thức trong việc giao tiếp với nhiều hệ thống, bao gồm các hệ thống cũ.
Trong mọi cách tiếp cận, quy trình đảm bảo chất lượng luôn phải là tiêu điểm cốt lõi. Khi tích hợp chất lượng ngay từ đầu - khởi đầu bằng việc xác định yêu cầu đo kiểm cùng các yêu cầu kinh doanh ban đầu - các tổ chức sẽ có thể thiết lập nền tảng vững chắc cho việc cung cấp trải nghiệm khác biệt, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.
Cách tiếp cận chủ động này càng trở nên quan trọng khi ngành bán lẻ đặt ra các tiêu chí thành công cụ thể trong chuyển đổi, bảo đảm tính toàn vẹn cho các quy trình thiết yếu để đạt được các mục tiêu này và tránh tác động của các biện pháp cắt giảm chi phí.

Nick Hudson là một chuyên gia tiếp thị sản phẩm dày dạn với hơn 18 kinh nghiệm trong các lĩnh vực tự động hóa kiểm thử phần mềm, giải pháp SaaS và nền tảng tương tác cho nhân viên.
Doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm chất lượng. Cần tham khảo ý kiến người dùng trong doanh nghiệp ngay từ giai đoạn phát triển để đảm bảo kế hoạch phát triển cho các ứng dụng và tạo cơ hội giải quyết các tình huống ít gặp. Các cuộc trao đổi này giúp hiểu rõ hơn cách sử dụng ứng dụng trên thực tế, qua đó các nhóm QA (đảm bảo chất lượng) có thể xây dựng các phương án đo kiểm thể hiện đúng các kịch bản trong đời thực. Họ có thể kiểm thử để xác định liệu ứng dụng có mang lại giá trị cao nhất không, hay chỉ làm việc theo thiết kế của các nhà phát triển.
Một trong những lý do khiến chất lượng bị bỏ qua khi các dự án quá hạn hoặc vượt ngân sách là quan niệm cho rằng QA là công việc thủ công và tốn thời gian. Các công cụ tự động hóa đo kiểm sẽ giúp các nhóm QA mở rộng phạm vi, thúc đẩy chất lượng và cải thiện kết quả.
Các công cụ như Keysight Eggplant giúp các nhà bán lẻ chuyển đổi trải nghiệm khách hàng trong cửa hàng và trên mạng, sử dụng mô hình để nâng cao chất lượng, hiệu năng của phần mềm, xác minh trải nghiệm số trên tất cả các loại thiết bị cũng như trình duyệt. Robot ứng dụng AI có thể kiểm thử các thiết bị POS đầu cuối và các thiết bị vật lý được kết nối, tối ưu hóa trải nghiệm thanh toán tại cửa hàng. Một giải pháp duy nhất có thể kiểm thử cả ứng dụng vật lý và ứng dụng số có thể tạo ra một giải pháp đo kiểm tự động toàn trình, trên mọi loại trang thiết bị ứng dụng, từ các ứng dụng cũ cho tới các giao diện mới nhất.