Nghề làm bún làng Vân Cù - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của cố đô Huế

Nghề làm bún làng Vân Cù tại Huế vừa đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hoạt động diễn ra ngay tại miếu Bà Bún, thôn Vân Cù - Nam Thanh, với sự tham gia của đông đảo quan khách, người dân làng Vân Cù và du khách thập phương.

Trước đó, vào cuối năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định đưa nghề thủ công truyền thống "Nghề làm bún Vân Cù" vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm vinh dự của người dân xã Hương Toàn, TX Hương Trà nói riêng và của người dân TP Huế nói chung.

Trước đó, vào cuối năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định đưa nghề thủ công truyền thống "Nghề làm bún Vân Cù" vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm vinh dự của người dân xã Hương Toàn, TX Hương Trà nói riêng và của người dân TP Huế nói chung.

Nghề làm bún Vân Cù là nghề truyền thống có cách đây hàng trăm năm. Hơn 400 năm qua, nhiều người dân làng Vân Cù vẫn giữ gìn nghề làm bún truyền thống của tổ tiên, mang đến những con bún nổi tiếng vùng đất Cố đô Huế.

Nghề làm bún Vân Cù là nghề truyền thống có cách đây hàng trăm năm. Hơn 400 năm qua, nhiều người dân làng Vân Cù vẫn giữ gìn nghề làm bún truyền thống của tổ tiên, mang đến những con bún nổi tiếng vùng đất Cố đô Huế.

Trong 2 ngày 18-19/2/2025, thị xã Hương Trà, thành phố Huế long trọng tổ chức Lễ hội ẩm thực Di sản bún Việt -làng bún Vân Cù và Lễ đón nhận danh hiệu Di sản phi vật thể quốc gia-nghề bún Vân Cù với một chuỗi các sự kiện văn hóa thể thao sôi động như Triển lãm trưng bày các sản phẩm ocop, đặc sản địa phương, Lễ tế Bà Bún, Lễ hội ẩm thực di sản bún Việt, chương trình đạp xe Về miền thương Hương Toàn, chương trình văn nghệ “Tự hào di sản làng bún Vân Cù”… Đây là các hoạt động hưởng ứng festival Huế 4 mùa - Lễ hội mùa xuân và Năm du lịch quốc gia Huế - 2025.

Trong 2 ngày 18-19/2/2025, thị xã Hương Trà, thành phố Huế long trọng tổ chức Lễ hội ẩm thực Di sản bún Việt -làng bún Vân Cù và Lễ đón nhận danh hiệu Di sản phi vật thể quốc gia-nghề bún Vân Cù với một chuỗi các sự kiện văn hóa thể thao sôi động như Triển lãm trưng bày các sản phẩm ocop, đặc sản địa phương, Lễ tế Bà Bún, Lễ hội ẩm thực di sản bún Việt, chương trình đạp xe Về miền thương Hương Toàn, chương trình văn nghệ “Tự hào di sản làng bún Vân Cù”… Đây là các hoạt động hưởng ứng festival Huế 4 mùa - Lễ hội mùa xuân và Năm du lịch quốc gia Huế - 2025.

Tái hiện cảnh các mệ các dì gánh bún qua đồng lúa của làng quên Vân Cù.

Tái hiện cảnh các mệ các dì gánh bún qua đồng lúa của làng quên Vân Cù.

Nghề làm bún xuất làng Vân Cù là làng nghề thủ công truyền thống có lịch sử lâu đời, được duy trì và phát triển đến ngày nay. Nhắc đến nghề làm bún tươi ở Huế không ai không biết đến bún Vân Cù, được người dân xa gần ưa chuộng tin tưởng sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.

Nghề làm bún xuất làng Vân Cù là làng nghề thủ công truyền thống có lịch sử lâu đời, được duy trì và phát triển đến ngày nay. Nhắc đến nghề làm bún tươi ở Huế không ai không biết đến bún Vân Cù, được người dân xa gần ưa chuộng tin tưởng sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.

Sản phẩm bún có mùi vị đặc trưng riêng, khi ăn không chua mà thơm mùi tinh khiết của bột, không bở mà cũng không dai quá, bún có màu trắng trong, bề mặt bóng, sợi bún mịn. Để làm ra sợi bún ngon như thế trải qua nhiều công đoạn, với sự dày công của những nghệ nhân tâm huyết, có tay nghề.

Sản phẩm bún có mùi vị đặc trưng riêng, khi ăn không chua mà thơm mùi tinh khiết của bột, không bở mà cũng không dai quá, bún có màu trắng trong, bề mặt bóng, sợi bún mịn. Để làm ra sợi bún ngon như thế trải qua nhiều công đoạn, với sự dày công của những nghệ nhân tâm huyết, có tay nghề.

Theo các bậc cao niên trong làng, nghề bún ở làng Vân Cù ra đời gắn với quá trình tụ cư lập làng, đã hơn 400 năm, vào khoảng thế kỷ XVI, nhưng không ai biết được tổ nghề và không có tài liệu nào nhắc tới. Gia đình làm nghề lâu nhất hiện nay là 6 đời.

Theo các bậc cao niên trong làng, nghề bún ở làng Vân Cù ra đời gắn với quá trình tụ cư lập làng, đã hơn 400 năm, vào khoảng thế kỷ XVI, nhưng không ai biết được tổ nghề và không có tài liệu nào nhắc tới. Gia đình làm nghề lâu nhất hiện nay là 6 đời.

Trước đây, người dân làng Vân Cù dùng giống gạo được sản xuất ngay ở địa phương để làm bún. Với các loại gạo như gạo chùm, gạo quảng tía người dân thường gọi lúa địa phương và lúa thăng là loại lúa vãi ở vùng cao, rẫy khô (Ảnh: Nhật Bình).

Trước đây, người dân làng Vân Cù dùng giống gạo được sản xuất ngay ở địa phương để làm bún. Với các loại gạo như gạo chùm, gạo quảng tía người dân thường gọi lúa địa phương và lúa thăng là loại lúa vãi ở vùng cao, rẫy khô (Ảnh: Nhật Bình).

Những nồi nước dùng dành cho món bún bò Huế trong lễ hội. (Ảnh: Nhật Bình)

Những nồi nước dùng dành cho món bún bò Huế trong lễ hội. (Ảnh: Nhật Bình)

Từ những sợi bún Vân Cù người dân Huế chế biến thành những món bún ngon của địa phương. (Ảnh: Nhật Bình).

Từ những sợi bún Vân Cù người dân Huế chế biến thành những món bún ngon của địa phương. (Ảnh: Nhật Bình).

Trong những năm trở lại đây, làng bún tươi Vân Cù còn thêm bột lọc (bột năng) vào với một tỉ lệ nhất định với bột gạo nhằm làm cho sợi bún dai, bóng và trắng hơn. Khi sản xuất, người dân làng bún Vân Cù không dùng bất cứ chất phụ gia nào khác trong quá trình sản xuất, trừ muối sống được dùng để ngâm, vo gạo, nuôi bột nhằm làm sạch các tạp chất, khử khuẩn, khử chua. (Ảnh: Nhật Bình)

Trong những năm trở lại đây, làng bún tươi Vân Cù còn thêm bột lọc (bột năng) vào với một tỉ lệ nhất định với bột gạo nhằm làm cho sợi bún dai, bóng và trắng hơn. Khi sản xuất, người dân làng bún Vân Cù không dùng bất cứ chất phụ gia nào khác trong quá trình sản xuất, trừ muối sống được dùng để ngâm, vo gạo, nuôi bột nhằm làm sạch các tạp chất, khử khuẩn, khử chua. (Ảnh: Nhật Bình)

CTV Lê Huy Hoàng Hải/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/di-san/nghe-lam-bun-lang-van-cu-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-cua-co-do-hue-post1155835.vov