Nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ trồng và phát triển cây dược liệu ở Quảng Nam

Nhằm giảm nghèo bền vững cho người dân các huyện vùng núi, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ trồng và phát triển cây dược liệu trên địa bàn toàn tỉnh.

Mới đây, tại chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề "Thế mạnh vùng trồng dược liệu tại Quảng Nam", DSCKI Nguyễn Như Chính - Chủ tịch Hội Đông Y tỉnh Quảng Nam đã chia sẻ liên quan tới tầm quan trọng của việc phát triển dược liệu tại địa phương, cũng như những phương hướng để nâng cao lợi thế, thế mạnh này.

Theo Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Quảng Nam, để nâng cao nhận thức của người dân trong việc trồng, bảo tồn, phát triển, hạn chế tình trạng khai thác cạn kiệt nguồn dược liệu trong tự nhiên UBND tỉnh đã có kế hoạch tuyên truyền vận động nhân dân khai thác dược liệu có kế hoạch và nhân rộng cây dược liệu trong vườn nhà.

DSCKI Nguyễn Như Chính - Chủ tịch Hội Đông Y tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Tuấn Anh.

DSCKI Nguyễn Như Chính - Chủ tịch Hội Đông Y tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Tuấn Anh.

Đối với việc phát triển dược liệu gắn với sản phẩm OCOP, DSCKI Nguyễn Như Chính cho hay, việc thực hiện OCOP đối với địa phương Quảng Nam được đầu tư. Tuy nhiên, dược liệu là thuốc nên việc phát tiển thương hiệu theo tiêu chí của OCOP thì còn nhiều tiêu chí không đảm bảo theo yêu cầu của thuốc. Muốn vậy cần có thời gian, tổ chức khảo sát vùng dược liệu để đánh giá sự phù hợp về thổ nhưỡng, kiểm định để đánh giá chất lượng cây thuốc và trồng theo quy định nghiêm ngặt của cây thuốc mới đem lại hiệu quả điều trị và hiệu quả kinh tế.

Bên cạnh đó, nhằm giảm nghèo bền vững cho người dân các huyện vùng núi, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ trồng và phát triển cây dược liệu ở các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, vẫn chưa tạo được đầu ra ổn định cho sản phẩm của dược liệu nên vẫn chưa thật sự đi vào đời sống.

Đồng thời, Chủ tịch Hội Đông y Quảng Nam thông tin, qua kết quả điều tra trong 2 năm 2002-2003 Quảng Nam có trên 832 loài cây thuốc, đăc biệt phát hiện thêm 4 loài cây thuốc chưa có tên trong danh mục cây thuốc Việt Nam là dù dẻ đỏ, khế đất, gờ rồng và ba chạc lá đỏ. Hiện nay tỉnh đang có kế hoạch bảo tồn và phát triển 4 loại cây này với nguyên tắc: giữ được nguồn gen gốc và trồng đại trà.

DSCKI Đặng Ngọc Phái – Nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam.

DSCKI Đặng Ngọc Phái – Nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam.

Cũng chia sẻ tại buổi tọa đàm, DSCKI Đặng Ngọc Phái – Nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho hay, để y học cổ truyền phát triển theo hướng kỹ thuật hiện đại – dân tộc, tôi có mấy đề xuất với lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo ngành y tế đó là: khi quy hoạch đất rừng để làm các công trình hoặc trồng cây công nghiệp cần lưu ý đến sự phát triển của dược liệu tại khu vực đó, thổ nhưỡng với dược liệu nó có mối liên kết mật thiết có thể nơi này cây mọc tốt, chất lượng cao nhưng nơi khác thì lại không; nên quan tâm đến đầu ra cho dược liệu thì người dân mới yên tâm sản xuất cây dược liệu.

Người dân Nam Trà My chăm sóc vườn sâm Ngọc Linh. Ảnh: Diễm Lê/BQN.

Người dân Nam Trà My chăm sóc vườn sâm Ngọc Linh. Ảnh: Diễm Lê/BQN.

Bên cạnh đó cần có kế hoạch khảo sát, phân vùng trồng và thu hoạch có bảo tồn, đồng thời nhân rộng các mô hình cây con làm thuốc có hiệu quả kinh tế cao; có chính sách hỗ trợ cho người trồng dược liệu; nên có cơ chế hỗ trợ trong việc kiểm định và các điều kiện cần thiết để đưa sản phẩm ra thị trường.

DSCKI Đặng Ngọc Phái cũng cho rằng, ngành Y tế Quảng Nam đã cùng với các ngành chức năng liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh, đồng thời đưa ra cơ chế hỗ trợ để người dân có điều kiện hưởng ứng trồng và bảo tồn cây dược liệu, nhiều nơi đã triển khai rất hiệu quả như Nam Trà My, Tây Giang…

Loãng xương nên chơi những môn thể thao nào- - SKĐS

SKĐS

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nhieu-chu-truong-chinh-sach-ho-tro-trong-va-phat-trien-cay-duoc-lieu-o-quang-nam-169231116155924492.htm