Nhiều doanh nghiệp phương Tây bất ngờ rút lại kế hoạch rời khỏi Nga

Nhiều công ty phương Tây bao gồm Avon Products, Air Liquide và Reckitt vẫn ở Nga mặc dù cho biết họ có kế hoạch rời đi sau chiến sự ở Ukraine.

Ngoài ra, thương hiệu mỹ phẩm thuộc sở hữu của Natura, nhà sản xuất khí công nghiệp của Pháp và tập đoàn tiêu dùng ở Anh sản xuất mọi thứ từ thuốc giảm đau đến bao cao su nằm trong số hàng trăm tập đoàn phương Tây đã ở lại đất nước kể từ năm 2022.

Nhìn chung, hơn 2.100 công ty đa quốc gia đã ở lại Nga kể từ năm 2022, so với khoảng 1.600 công ty quốc tế đã rời khỏi thị trường hoặc thu hẹp quy mô hoạt động, theo dữ liệu từ trường Kinh tế Kyiv.

 Một chi nhánh của ngân hàng Áo Raiffeisen ở Moscow. Ngân hàng này đã bị chỉ trích sau khi FT tiết lộ kế hoạch tuyển dụng đầy tham vọng của họ ở Nga. Ảnh: Maxim Shipenkov/EPA-EFE.

Một chi nhánh của ngân hàng Áo Raiffeisen ở Moscow. Ngân hàng này đã bị chỉ trích sau khi FT tiết lộ kế hoạch tuyển dụng đầy tham vọng của họ ở Nga. Ảnh: Maxim Shipenkov/EPA-EFE.

Ngay sau chiến sự Nga – Ukraine nổ ra từ năm 2022, nhiều công ty đã cam kết giảm sự hiện diện của họ ở Nga khi phương Tây tìm cách bóp nghẹt nền kinh tế của đất nước và kho bạc chiến tranh của Điện Kremlin.

Tuy nhiên, Moscow đã dần dần tăng chi phí cho các doanh nghiệp muốn rời khỏi quốc gia này. Cụ thể, Nga đã áp dụng mức chiết khấu bắt buộc 50% đối với tài sản từ các quốc gia “không thân thiện” được bán cho người mua Nga và “thuế xuất cảnh” tối thiểu 15%.

Trong khi đó, các doanh nghiệp này ngày càng khó tìm được người mua địa phương, ngày càng cảnh giác lệnh trừng phạt của phương Tây, thậm chí khó nhận được "cái gật đầu" từ Nga.

Vào tháng 9/2022, công ty Air Liquide thông báo đã ký một biên bản ghi nhớ để bán hoạt động kinh doanh ở Nga cho nhóm các nhà quản lý địa phương. Tuy nhiên, thương vụ này chưa bao giờ nhận được sự chấp thuận của Chính phủ Nga, khiến công ty rơi vào tình trạng lấp lửng.

Ở chiều ngược lại, một số công ty không còn cảm thấy bị buộc phải rời khỏi đất nước. Công ty Avon Products (Mỹ) bắt đầu quá trình sang nhượng hoạt động kinh doanh ở Nga và nhận được những lời đề nghị "hời", tuy nhiên họ quyết định không chấp nhận chúng.

Công ty cho biết: “Trong hơn 135 năm, họ đã đại diện cho phụ nữ ở bất cứ đâu trên thế giới, bất kể sắc tộc, quốc tịch, tuổi tác hay tôn giáo”.

Alexandra Prokopenko, một thành viên tại Carnegie Russia Eurasia, cho biết tiền lương tăng và tình hình kinh tế khả quan hơn dự kiến đã thúc đẩy sự bùng nổ chi tiêu, khiến Nga trở nên hấp dẫn hơn nhiều đối với các công ty đa quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực tiêu dùng.

Trong số hơn 2.000 công ty cho biết họ sẽ ở lại Nga - bao gồm các tập đoàn tiêu dùng Mondelez, Unilever, Nestlé và Philip Morris - một số đã trở nên cởi mở hơn về kế hoạch của họ.

Ngân hàng Raiffeisen Bank International của Áo cũng bị chỉ trích sau khi FT đưa tin rằng hàng chục quảng cáo việc làm có trụ sở tại Nga mà họ đăng chỉ ra các kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng ở nước này, bất chấp cam kết rời bỏ thị trường.

Một giám đốc điều hành thứ hai làm việc với các công ty phương Tây ở Nga cho biết đã có sự thay đổi đáng chú ý trong tâm lý.

Điệp Nguyễn (Theo FT)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/nhieu-doanh-nghiep-phuong-tay-bat-ngo-rut-lai-ke-hoach-roi-khoi-nga-post297229.html