Nhịn ăn gián đoạn có an toàn khi bạn có lượng đường trong máu cao?

Theo các chuyên gia nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, việc nhịn ăn gián đoạn có thể gây ra nguy cơ thay đổi lượng đường trong máu.

Nhịn ăn gián đoạn còn được gọi là ăn uống hạn chế thời gian. Nó là một cách siêu có lợi và an toàn để thúc đấy giảm cân. Theo các nghiên cứu, các đợt nhịn ăn gián đoạn định kỳ - trong đó bạn có thể giới hạn bữa ăn của mình trong một khoảng thời gian nhất định, với một khoảng thời gian cố định ăn ít hoặc không ăn gì - cũng làm giảm chu vi vòng eo, giảm huyết áp, lượng đường trong máu và cholesterol toàn phần.

 Theo các chuyên gia nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, việc nhịn ăn gián đoạn có thể gây ra nguy cơ thay đổi lượng đường trong máu. Ảnh: Timesnow.

Theo các chuyên gia nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, việc nhịn ăn gián đoạn có thể gây ra nguy cơ thay đổi lượng đường trong máu. Ảnh: Timesnow.

Vì cân nặng, huyết áp, lượng đường trong máu và mức cholesterol toàn phần đều quan trọng ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, các bác sĩ cho biết việc nhịn ăn gián đoạn rất đáng để khám phá nếu bạn mắc bệnh này. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố bạn phải xem xét trước khi thử.

Những điều người bệnh tiểu đường cần lưu ý khi nhịn ăn gián đoạn

Theo các chuyên gia, để hiểu được lợi ích của việc nhịn ăn gián đoạn và bệnh tiểu đường, điều quan trọng là phải biết một chút về cách cơ thể bạn xử lý glucose và insulin.

Sự trao đổi đường glucozo: Insulin cho phép đường huyết đi vào cơ, mỡ và tế bào gan, nơi nó được sử dụng làm năng lượng. Thông thường, khi lượng đường trong máu tăng lên, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin, làm giảm lượng đường trong máu bằng cách "mở khóa" các tế bào để chúng hấp thụ đường từ máu.

Kháng insulin: Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, các tế bào cơ, mỡ và gan sẽ không phản ứng bình thường với insulin, dẫn đến tình trạng kháng insulin vì các tế bào chống lại tác dụng của insulin.

Lúc này, tuyến tụy sẽ phản ứng bằng cách tạo ra nhiều insulin hơn, giúp giữ lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh cho đến khi tuyến tụy không còn có thể tạo ra đủ insulin để khắc phục tình trạng kháng insulin của tế bào.

Lợi ích của việc nhịn ăn gián đoạn ở bệnh nhân tiểu đường

Nếu bạn là một bệnh nhân tiểu đường thì nhịn ăn gián đoạn có những điều sau: Giảm cân; Giảm nhu cầu insulin; Viêm thấp; Mức insulin thấp, cải thiện một loạt các bệnh như hen suyễn và viêm khớp; Giải độc; Giúp cơ thể tự loại bỏ các tế bào bị hư hỏng, có thể làm giảm nguy cơ ung thư; Giảm mức cholesterol và huyết áp

Phản ứng phụ

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, nhịn ăn gián đoạn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau, bao gồm: Hơi thở có mùi do chế độ ăn kiêng low-carb; Khó tập trung; Đói quá mức; Cáu gắt; Mất ngủ; Nhức đầu; Mất nước; Mức năng lượng thấp; Nguy cơ bị hạ đường huyết cao hơn nhiều; Đường huyết cao

Cách tốt nhất để chăm sóc đường của bạn

Theo các chuyên gia, nếu lượng đường trong máu của bạn không được kiểm soát, tốt nhất bạn nên tránh nhịn ăn gián đoạn và lựa chọn những cách tốt hơn.

Đơn cử như giảm kích thước phần của bạn. Tránh ăn vặt giữa các bữa ăn. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Tập thể dục. Uống nhiều nước và ăn trái cây, rau quả tươi theo mùa.

PHƯƠNG LÊ

Theo Timesnow

Nguồn PLO: https://plo.vn/nhin-an-gian-doan-co-an-toan-khi-ban-co-luong-duong-trong-mau-cao-post794693.html