Nhìn ra thế giới: Làm việc online – xu hướng của tương lai

Làm việc từ phòng ngủ hoặc ở ngay chính chiếc bàn bếp… Đó là vì đại dịch COVID-19 ập đến bất ngờ đã khiến cho việc 'đi làm' của chúng ta phải thay đổi hoàn toàn, 'làm việc' mà không tới văn phòng. Mặc dù đây là hoàn cảnh không mong muốn, nhưng phong cách làm việc này thật sự đem lại một số lợi ích. Đại dịch Covid-19 đã tạo ra những làn sóng mới trong thế giới việc làm.

Vậy, khi Covid-19 bị đẩy lùi, liệu ngày làm việc của chúng ta có trở lại như trước đây nữa không?

Chúng ta dành rất nhiều thời gian cho quãng đường đi làm và các quãng đường đi làm dường như ngày càng trở nên dài hơn… Các số liệu không chính thức được khảo sát cho thấy, hai phần năm số chuyên gia coi quãng đường đi làm là điều mệt mỏi nhất trong ngày.

Chị ERIKA SANDOW, Trường Đại học Umea: “Việc di chuyển trên đường đi làm được phát hiện là nguyên nhân chính gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm sinh lý của chúng ta. Cả ngày dài làm việc trở nên dài hơn, bạn có ít thời gian ở nhà hơn, ít thời gian tập thể dục hơn, khi bạn phải di chuyển quãng đường quá dài, bạn cũng nấu những món ăn ít lành mạnh hơn. Tôi đã theo dõi các cặp vợ chồng ở Thụy Điển trong khoảng thời gian 10 năm, và chúng tôi nhận thấy rằng việc đi làm cả quãng đường dài tới hơn 1 tiếng đồng hồ làm tăng nguy cơ li hôn. Nhìn chung, chúng tôi thấy rằng nguy cơ ly hôn tăng lên tới hơn 40%.”

Trước khi đại dịch ập đến, khoảng 25 triệu người lao động Mỹ đã dành hơn 90 phút để đến và rời khỏi nơi làm việc của họ mỗi ngày.

Ở Hàn Quốc, cứ bốn người lao động thì có một người có hành trình dài như vậy. Một trong những người đó là Park Jong Han, một nhà quản lý tại một công ty viễn thông lớn.

Anh PARK JONG HAN, Công ty SK Telecom: “Về cơ bản, tôi mất tới 3 tiếng trong ngày chỉ để tới công ty và trở về nhà.”

Kể từ tháng 2, SK Telecom đã cho phép nhân viên của mình, bao gồm cả Jong Han, làm việc tại nhà hoặc nếu có thể thì làm việc ở những văn phòng nhỏ hơn ở các vùng lân cận của Seoul.

Anh PARK JONG HAN, Công ty SK Telecom: "Một trong những văn phòng “di động” này, nếu tôi đi bộ, chỉ mất khoảng 15 phút. Tôi thực sự đánh giá cao điều này, và nó trở thành động lực để tôi làm việc chăm chỉ hơn. Không chỉ là vấn đề thời gian, mà còn là chất lượng thời gian cho công việc, thay vì mắc kẹt trong xe bus, kẹt xe ở đâu đó, không thể so sánh được.

Tôi có nhiều thời gian hơn dành cho con trai mình. Trong giờ ăn trưa, tôi có thể ăn trưa với con trai."

Như anh nói thì anh đã có thể rút ngắn thời gian di chuyển lại, vậy thời gian còn lại anh có dành để tập thể dục nhiều hơn hay kết quả là anh làm việc nhiều hơn?

Anh PARK JONG HAN, Công ty SK Telecom: “Vì đã lâu nên tôi cũng không nhớ rõ, nhưng ngay từ đầu khi chương trình này bắt đầu, thật ra tôi đã thấy kiệt sức trong vài ngày đầu tiên vì không có nơi để nghỉ ngơi, tôi cần phải làm việc ở bất cứ đâu, tâm trí của tôi luôn hướng về công việc. Khi tôi nói chuyện với các đồng nghiệp thì họ cũng cảm thấy như vậy lúc ban đầu. Nhưng sau một vài tuần, tôi nghĩ mọi người đều tìm ra cách làm việc của riêng mình, và bản thân tôi cũng biết cách điều chỉnh chế độ làm việc và chế độ nghỉ ngơi.”

Như vậy, việc đánh mất quãng đường đi làm có thể tốt cho chúng ta.

Nhưng các nghiên cứu đã khẳng định, tuyến đường đi làm giúp chúng ta tách biệt cuộc sống cá nhân và công việc của mình. Và đó cũng là khoảng thời gian để bạn có cho riêng mình.

Nhưng trong khi thời gian của cuộc hành trình từ nhà tới cơ quan nhìn chung ngày càng tăng, nhiều người trong chúng ta thực sự bắt đầu ít đi làm hơn nhờ vào một xu hướng tương đối mới: Làm việc linh hoạt.

Giáo sư SHARON CLARKE, Trường Đại học Manchester:“Càng ngày, chúng tôi càng thấy những người làm việc từ xa từ nhiều vị trí khác nhau. Tuy nhiên các nhà quản lý không muốn khuyến khích làm việc linh hoạt, có lẽ vì họ nhận thấy điều đó như một sự mất kiểm soát, có thể khá khó khăn để quản lý những người mà họ không nhất thiết phải gặp hàng ngày, có thể có những lo ngại về hiệu quả hoặc năng suất.”

Và đó có phải là một điều hoang đường không hay bắt nguồn từ thực tế?

Giáo sư SHARON CLARKE, Trường Đại học Manchester: “Điều mà chúng tôi phát hiện ra là năng suất thực sự có thể cải thiện nhờ làm việc linh hoạt và không nhất thiết phải có bất kỳ tác động nào đối với doanh nghiệp, nếu nó được quản lý hiệu quả. Có khá nhiều lợi ích. Có một sự phản đối để người lao động có quyền tự chủ hơn về lịch trình làm việc, về thời gian và nơi họ làm việc. Khi mọi người có được sự tự chủ, họ sẽ trở thành một lực lượng lao động hạnh phúc hơn. Bạn có thể có sự linh hoạt về thời gian đến cơ quan, hoặc thời gian bạn có thể về nhà để có thể tránh tắc đường vào giờ cao điểm, bạn có thể làm việc ở nhà vài ngày trong tuần hoặc làm hoàn toàn ở nhà, thì rõ ràng bạn có thể chủ động hoàn toàn, điều này có lợi cho người lao động.”

Một nghiên cứu của Đại học Harvard và New York cho thấy rằng đối với những người làm việc tại nhà, ngày làm việc dài hơn 48 phút, có thể thay thế thời gian dành cho việc đi làm.

Giáo sư SHARON CLARKE, Trường Đại học Manchester: “Có những lợi ích đáng kể cho các công ty có thể quản lý quy trình làm việc này một cách hiệu quả.”

Vậy các công ty có thể làm những gì để khai thác sức mạnh của cách thức làm việc linh hoạt?

Giáo sư SHARON CLARKE, Trường Đại học Manchester: “Họ cần phải có các quy trình và thủ tục rất rõ ràng xung quanh việc vận hành việc làm việc linh hoạt này để mọi người đều có cùng kỳ vọng. Một bộ phận cho phép phần lớn nhân viên của họ làm việc linh hoạt và một bộ phận khác được lãnh đạo bởi một người có quan điểm khác, thì bạn sẽ có thể thấy rằng làm việc linh hoạt không được hỗ trợ nhiều. Cần phải đối xử với mọi người một cách nhất quán và theo một cách công bằng, nhưng bạn cũng cần phải nhận ra rằng, có thể có những khác biệt cá nhân trong cách mọi người thích nghi với làm việc linh hoạt. Nó sẽ phù hợp với một số người nhưng không phù hợp với những người khác, vì vậy bản thân bạn cần phải có một mức độ linh hoạt với tư cách là người quản lý, trong cách bạn quản lý nhóm và cách bạn quản lý mọi người.”

Và sự linh hoạt này có thể mang đến hiệu quả làm việc. Một nghiên cứu kéo dài hai năm của Stanford với 1.000 nhân viên tại một công ty nhận thấy rằng, làm việc tại nhà giúp tăng 13% năng suất và 50% trong số họ ít có khả năng bỏ việc hơn. Mặc dù vậy, một nửa trong số họ vẫn muốn quay lại văn phòng 9 tháng sau đó, mặc dù thời gian đi làm trung bình của họ là 40 phút mỗi lần.

Một cuộc khảo sát khác do Bain and Company thực hiện trên chính nhân viên của mình, cho thấy năng suất tăng đối với một số người nhờ việc không phải di chuyển đến công ty và khả năng tập trung làm việc tốt hơn ở nhà, nhưng cũng giảm đối với những người khác do thiếu tư duy làm việc và không gian làm việc chuyên dụng.

Vì vậy, có lẽ chúng ta sẽ bắt đầu thấy một phong cách kết hợp trở thành tiêu chuẩn, trong đó một số ngày chúng ta làm việc tại nhà cho các nhiệm vụ cá nhân cụ thể, và những ngày khác chúng ta đến văn phòng để gặp gỡ và làm việc nhóm.

Bản chất thay đổi cách làm việc dẫn đến việc nhiều người lao động rời khỏi thành phố hoặc di chuyển ra xa trung tâm hơn, để tìm thêm không gian, thêm cây xanh hoặc để thoát khỏi tiếng còi xe và sự đông đúc nhộn nhịp của đô thị.

Một người đã bỏ qua quãng đường đi làm là Alice Shay, một nhà thiết kế và quy hoạch đô thị.

Chị ALICE SHAY, Công ty Buro Happold: “Tôi nhớ việc đi tàu điện ngầm. Đi tàu điện ngầm là một trong những trải nghiệm đáng kinh ngạc ở thành phố New York, lúc lên lúc xuống, nhưng thành thật mà nói, hệ thống tàu điện ngầm ở New York là một trong những đòn bẩy lớn nhất cho sự công bằng mà chúng ta có. Chỉ có một giá vé để đi khắp thành phố.”

Nhiều người trong chúng ta hiện đang làm việc tại nhà hoàn toàn, hoặc ít nhất là một vài ngày trong tuần. Nơi chúng ta sống sẽ thay đổi mạnh mẽ, bạn có nghĩ vậy không?

Chị ALICE SHAY, Công ty Buro Happold: “Chúng ta đang ở trong thời điểm mà số lượng người đi làm có thể bằng 0, vậy điều đó có nghĩa thế nào về cách chúng ta sinh sống ở khu ngoại ô và các khu đô thị? Tôi nghĩ rằng nó cung cấp nhiều sự linh hoạt cho một số người lao động, điều đó đúng, nhưng có những mối quan hệ khác khiến mọi người phải giữ lại, không chỉ là về tuyến đường đi làm. Tiếp cận các dịch vụ, tiếp cận gia đình, tiếp cận văn hóa giữ cho thành phố sống động và cuộc sống của bạn trở nên thú vị.”

Vậy, thành phố, như chúng ta biết sẽ không đi đâu cả, nhưng nó có thể thay đổi theo cách chúng ta sử dụng và hoạt động?

Chị ALICE SHAY, Công ty Buro Happold: “Cơ sở hạ tầng và cảnh quan đường phố của chúng ta có thể được cơ cấu lại trong thời kỳ giãn cách xã hội khi chúng ta hiểu rằng ô tô cá nhân có thể không thiết yếu như chúng ta nghĩ. Chúng tôi đã thấy rằng, nếu bạn chụp cảnh đường phố ở Manhattan, với kích thước gấp 4 lần Central Park, đã được cơ cấu lại theo cách thực sự coi cảnh quan đường phố là không gian dành cho việc di chuyển và phân bổ ở quy mô lớn hơn, vậy làm cách nào để chúng ta thực sự giảm số lượng ô tô và những cơ hội đi kèm với điều đó là gì? Không gian cho người đi bộ tăng lên, hệ thống đường xá được phân phối hiệu quả hơn, xe buýt có thể chạy nhanh hơn ít nhất hai lần. Sự thay đổi cách chúng ta sử dụng cảnh quan đường phố cũng có thể cho phép cung cấp các hệ thống đô thị tốt hơn.”

Có cơ hội để xây dựng sự bình đẳng hơn ở các thành phố, ví dụ như những người lao động chủ chốt hiện không làm việc tại cơ quan, họ phải ở những khu vực đó bằng mọi cách?

Chị ALICE SHAY, Công ty Buro Happold:“Bạn đã đưa ra một luận điểm rất hay. Nhân viên dịch vụ, nhân viên thiết yếu, họ bị ràng buộc về mặt địa lý. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe di động có thể được phân phối rộng rãi hơn, công bằng hơn, đặc biệt nếu có các tài xế chính phủ và công cộng. Chúng ta cũng đang chứng kiến những thay đổi lớn trong cách thức bán lẻ đang diễn ra, phải không? Rất nhiều cửa hàng đã đóng cửa. Khi chúng ta có những thời điểm khi các thành phố trở nên “rỗng” hơn, khi có dòng chảy, khi các lĩnh vực không quá bão hòa, sự “rỗng” đó cho phép tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vi mô và cả những cải tiến mới ở quy mô nhỏ. Như chúng ta thấy, các doanh nghiệp nhỏ đang khởi nghiệp, các xe bán đồ ăn phân phối thực phẩm trên khắp thành phố, các loại hình dịch vụ khác nhau hoạt động ở các địa điểm khác nhau.”

Mối quan hệ thay đổi của chúng ta với công việc cũng có thể ảnh hưởng đến nơi chúng ta sống. Nó có thể tăng tốc chuyển sang cái được gọi trong lý thuyết quy hoạch đô thị là “thành phố đa trung tâm”.

Chị ALICE SHAY, Công ty Buro Happold: “Thành phố đa trung tâm sẽ là nơi bạn có thể làm việc, bạn có thể sống, bạn có thể tái tạo, bạn có thể có cuộc sống xã hội và gia đình của mình theo cách cục bộ và phân tán hơn.”

Ví dụ thành phố như Paris, nó được gọi là thành phố 15 phút, nơi đáp ứng các nhu cầu thiết yếu hàng ngày trong vòng 15 phút đi bộ hoặc đi xe đạp.

Chị ALICE SHAY, Công ty Buro Happold: “Bạn giảm thời gian đi lại hơn, bạn giảm phát thải khí nhà kính và bạn cũng có thể tiếp cận công bằng hơn, bền vững hơn với dịch vụ theo mô hình thành phố phân tán hơn này, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cần phải sống ở vùng ngoại ô, đúng không?”

Vậy có lí do gì để nói rằng văn phòng không thể đến gần chúng ta hơn?

Chị ALICE SHAY, Công ty Buro Happold: “Tôi nghĩ rằng trong tương lai, các công ty sẽ cần hỗ trợ người lao động ở bên ngoài và nó có thể có nhiều hình thức. Mọi người có muốn làm việc tại nhà không? Không, có nhiều người muốn tới làm việc tại văn phòng chính, thực sự giờ chúng ta có một tập hợp các không gian làm việc chung được tài trợ trên khắp thành phố, gần hơn với nơi bạn sống, có thể giảm bớt lộ trình đi làm của bạn và có thể bạn đến những không gian đó ba ngày một tuần và bạn đến văn phòng hai ngày còn lại. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy một loạt các loại hình công việc mới vì mọi người đã tin tưởng vào hiệu quả làm việc tại nhà trong thời gian này.”

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, thương hiệu văn phòng dịch vụ Regus đã tăng hơn 40% ở thành phố New York, trung tâm đi lại phía nam Connecticut. Ở Vương quốc Anh, các thợ xây đang nhìn thấy những bước phát triển bên ngoài London, được thúc đẩy bởi sự thay đổi về văn phòng làm việc tại nhà.

Mặc dù kinh nghiệm và công việc khác nhau trên toàn thế giới, nhưng nhiều người lao động đã mong đợi sự thay đổi. Hơn 90% người trong một cuộc khảo sát gần đây cho biết họ sẽ không quay lại văn phòng toàn thời gian sau Covid-19. Có những lý do để các nhà tuyển dụng chấp nhận sự thay đổi này. Một số đã như vậy. Twitter và Facebook cho biết việc chuyển đổi có thể trở thành vĩnh viễn đối với phần lớn lực lượng lao động của họ.

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những làn sóng mới trong thế giới việc làm. Có mối quan hệ lâu dài với văn phòng có thể khiến chúng ta hạnh phúc và năng suất hơn, đồng thời giúp ích cho môi trường và làm cho các thành phố của chúng ta trở nên đáng sống hơn.

Thực hiện : Hồng Nhung

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/nhin-ra-the-gioi-lam-viec-online-xu-huong-cua-tuong-lai