Những căn bệnh tiềm ẩn trong món ăn nhiều người Việt yêu thích
Nhiều người cho rằng nếu ăn tiết canh ở quán người quen hoặc được chế biến từ lợn của gia đình tự nuôi sẽ không gặp nguy hiểm. Điều này đúng hay sai?
1. Ăn tiết canh lợn, thịt chưa nấu chín từ động vật nhà nuôi hoặc tự thả đồi sẽ an toàn, không bị nhiễm bệnh?
Đúng
Sai
Chính xác
Câu trả lời là: "Sai"
Có người cho rằng chỉ ăn thịt lợn ốm, lợn bệnh, lợn không rõ xuất xứ mới mắc liên cầu còn lợn nhà nuôi, lợn "cắp nách", thả đồi là lợn sạch, vô tư ăn tiết canh.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, phủ nhận quan điểm này bởi bất kể giống lợn nào, được nuôi ra sao vẫn có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn hoặc các loại giun, sán.
Vi khuẩn liên cầu lợn thường cư trú ở vùng họng của lợn, ít gây bệnh cho con vật. Bệnh chỉ phát ra ở những con lợn có sức miễn dịch yếu. Với lợn nhiễm liên cầu, máu (tiết) và thịt lợn chứa lượng lớn vi khuẩn (có khả năng sống được 10 phút ở nhiệt độ 60 độ C). Nếu không được nấu chín kỹ (tiết canh, nem chua, nem chạo…), những người ăn sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao
2. Không ăn tiết canh, thịt tái sống, nuôi hay tham gia giết mổ lợn, động vật vẫn có thể lây bệnh liên cầu khuẩn?
Đúng
Sai
Chính xác
Câu trả lời là: "Đúng"
Không chỉ ăn tiết canh, thịt tái sống, nuôi hay tham gia giết mổ mà ngay cả việc tiếp xúc với lợn ốm, lợn chết mà không có phương tiện phòng hộ phù hợp cũng có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn thông qua các tổn thương, vết trầy xước trên da.
3. Sợ nhiễm liên cầu lợn khi ăn tiết canh, thịt tái sống, nên uống rượu để tiêu diệt vi khuẩn?
Đúng
Sai
Chính xác
Câu trả lời là: "Sai"
Nhiều người khoái khẩu ăn món tiết canh và cho rằng uống ngụm rượu vào sẽ tiêu diệt vi khuẩn. Đây là quan niệm sai lầm, bởi không có cách nào tiêu diệt được liên cầu khuẩn lợn trong tiết canh, kể cả uống rượu.
Cách duy nhất để phòng nhiễm bệnh liên cầu lợn là phải ăn chín, uống sôi. Khi giết mổ lợn cần tuân thủ đúng quy trình.
4. Người thường xuyên ăn tiết canh mới có nguy cơ bị mắc bệnh?
Đúng
Sai
Chính xác
Câu trả lời là: "Sai"
Nhiều người băn khoăn vì sao ăn một bát tiết canh đã bị, có người ăn hai bát một lúc không sao. Thực tế, tiết canh có thể chứa nhiều loại vi khuẩn, virus. Với vi khuẩn liên cầu lợn, nạp một ngưỡng nhất định nào đó vi khuẩn liên cầu vào người thì sẽ gây bệnh.
Nhưng tính cảm nhiễm của mỗi người khác nhau, có thể cùng một lượng vi khuẩn nhưng có thể gây bệnh ở người này nhưng chưa biểu hiện bệnh ở người kia.
Nếu ăn các món tái, tiết canh từ gia cầm nhiễm virus A/H5N1 và cúm A/H5N6, người ăn rất dễ mắc cúm gia cầm. Đây là bệnh nguy hiểm, có thể tử vong. Ăn tiết canh chó có thể nhiễm bệnh dại.
5. Một người có thể bị liên cầu lợn nhiều lần?
Đúng
Sai
Chính xác
Câu trả lời là: "Đúng"
BS Nguyễn Trung Cấp cho biết liên cầu lợn là bệnh do vi khuẩn gây ra, không có miễn dịch. Vì thế, đã mắc một lần vẫn hoàn toàn có thể mắc lại nếu tiếp tục ăn các thực phẩm có nguy cơ.
Để phòng bệnh liên cầu lợn, Bộ Y tế khuyến cáo:
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; không ăn tiết canh, nội tạng lợn và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín (lòng, tim, gan, thận chần tái, nem chua, nem chạo...)
- Không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
- Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn bệnh, lợn chết; tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định.
- Khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao đột ngột và có tiền sử chăn nuôi, giết mổ lợn ốm, chết hoặc tiêu thụ các sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.