Những người giữ hồn Đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử - nghệ thuật diễn xướng truyền thống đặc trưng của các tỉnh, thành phía Nam nói chung và Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng, loại hình nghệ thuật này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2013. Hơn trăm năm với nhiều thăng trầm, Đờn ca tài tử vẫn có sức sống mãnh liệt và là món ăn tinh thần không thể thiếu với người dân miền Nam nói chung. Ấm tình Cửu Long hôm nay, mời quý vị về với Bạc Liêu, nơi được ví là cái nôi của Đờn ca tài tử để cảm nhận rõ hơn niềm tự hào và tình cảm mà người dân nơi đây dành cho Đờn ca tài tử.
Một buổi tập của câu lạc bộ Đờn ca tài tử Âm vang dạ cổ, câu lạc bộ phục vụ miễn phí cho khách tham quan tại Khu lưu niệm Đờn ca tài tử và nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Những nghệ nhân này, mỗi người làm 1 công việc khác nhau nhưng họ cùng chung tình yêu, niềm đam mê với Đờn ca tài tử.
Hoạt động không kinh phí hỗ trợ…Nhưng đã 07 năm qua, chưa thành viên nào có ý định rời câu lạc bộ, mà ngày càng đông hơn…Có lẽ, với họ tình yêu đờn ca tài tử quá lớn, đã trở thành điều không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mình…
Không dùng lời ca tiếng hát để lưu giữ và quảng bá đờn ca tài tử, Tô Tuyết Minh lại dùng chất giọng ngọt ngào của mình để thuyết minh cho du khách khi họ tham quan Khu lưu niệm này…với sự biết ơn và niềm tự hào vì là người con của bất Bạc Liêu…
Qua nhiều thăng trầm, đờn ca tài tử vẫn cho thấy sức bền với thời gian…người dân Phương nam, dù là ai, đang làm gì sẽ tiếp tục hành trình lưu giữ và phát huy những giá trị độc đáo của Đờn ca tài tử để nó vẫn mãi sống và là niềm tự hào của nhân dân Nam bộ nói riêng và của người Việt Nam nói chung.
Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!
Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/nhung-nguoi-giu-hon-don-ca-tai-tu-234304.htm